Nhà Văn Tô Vũ
Giới thiệu tập thơ

"Bốn Phương Chìm Nổi"
Của thi sĩ
Việt Dương Nhân
Dịp trình làng mt tác phẩm đầu tay, là mt dịp vui mừng hiếm có cho mt tác giả. Ngày ra mắt là mt ngày vui trọng đại đánh dấu son đậm trong cuc đời cầm bút, ghi khắc trong trí óc những kỷ niệm không bao giờ phai nhạt, những cả giác không bao giờ xóa nhòa.
Thật vậy, ngày ra mắt tác phẩm là cụ thể hóa bao tâm tư suy nghĩ, cụ thể hóa bao cảm giác, bao cảm xúc tâm hồn đã tạo lên trong lúc hình thành tập thơ tập truyện, bao thời giờ khó nhọc, vất vả, mê say không kể ngày đêm, có khi quên ăn, bỏ ngủ để kết thúc bài viết trong điều kiện mong ước.
Thụ thai mt đứa con tinh thần không có thời gian nhất định, có thể là vài tháng, có thể vài năm, có thể là vài chục năm nhất là sáng tác tùy hứng không bị điều kiện nào dàng buc. Tập thơ Bốn Phương Chìm Nổi của thi sĩ Việt Dương Nhân là mt thí dụ điển hình. Bài Về Đất Mẹ đã ghi sáng tác năm 1976, và liên tiếp những năm sau 76, những năm 80, những năm 90 đều có những bài sáng tác, gần nhất là trong năm nay, năm 1998, như thế chứng tỏ tập thơ này đã có 22 tuổi đời kể từ bài đầu. Ngoài tinh thần và nhịp sáng tác của tác giả, phải nói đến những điều kiện cụ thể để in ra tập thơ, tập truyện, mà không phải ai cũng có đủ. Mt tác giả chưa có tiếng tăm trên văn đàn, không thể tìm thấy mt nhà xuất bản nhận in tác phẩm của mình, vì vấn đề lợi tức của họ, đừng nói đến món thơ là món khó tiêu thụ. Vì vậy nhiều tác phẩm đã phải do chính tác giả bỏ tiền ra in để tự mình phát hành lấy. Do đó cái cơ may của mt tác phẩm được trình làng rất hiếm hoi, vì còn tùy thuc điều kiện sáng tác, nhất là tùy thuc điều kiện xuất bản.
Tựa đề Bốn Phương Chìm Nổi đã nói lên đầy đủ ý nghĩa của tập thơ. Người đọc lúc cầm đến tập thơ đã có mt quan niệm tổng quát về ni dung. Tựa đề đã cho thấy ngay tâm sự của tác giả, và đã phóng đoán ngay được cuc đời của tác giả, hẳn phải đã sống nhiều, gặp nhiều gian truân, gặp nhiều cảnh ng sóng gió ngang trái, hẳn phải có những thăng trầm, hẳn phải có nhiều nghịch cảnh để lại những vết hằn trên tâm hồn.
Giỡ tập thơ, đọc bài ‘Ngỏ’ ở trang đầu, nhà thơ đã cho biết ngay những đng cơ nào đã thúc đẩy sáng tác cả trăm bài thơ từ lâu, và cũng đã cho biết tập thơ của thi sĩ quay quanh bốn đề tài : Quê hương, Thân phận, tình yêu và Đạo.
Hãy lướt qua từng bài, để tìm hiểu tác phẩm và tác giả :
Đề tài thứ nhứt : Quê Hương
Tác giả đã sáng tác gần mười bài nói lên tình yêu quê hương tha thiết, mối sầu vong quốc, nỗi nhớ Tổ quốc, nhớ ngọn cờ vàng ba sọc đỏ biểu hiệu cho quê hương mà tác giả hy vọng mt ngày gần đây chính tay sẽ cắm lên nóc chợ Sài-Gòn, cũng như hy vọng :

Mấy mươi năm tạm quê người,
Năm hai ngàn đến, nụ cười đoàn viên
Hồn thiêng sông núi ba miền,
Reo vui đón nhận Nhân Quyền Tự Do.
(Trích bài "Đưa Nhau Về Năm 2000")


Đề tài thứ hai và thứ ba : Thân Phận và Tình yêu. Hai đề tài nầy rất phong phú, khai triển khoảng ba chục bài.
Nói đến thân phận tác giả viết :

Con biết thân con phận lạc loài,
Cam đành chấp nhận số mà thôi
Bốn phương chìm nổi như mây khói,
Mặc tình giông gió cuốn đùa trôi...
........
...Đời con như thuyền trong cơn sóng,
Vùi dập tơi bời giữa biển đông
(Trích bài Bốn Phương Chìm Nổi)

Vì đâu mà gây những cảnh đau thương ?
1) Vì tình yêu * Bài Mong Đợi...

Yêu làm chi ? Yêu để mà làm gì ?
Thôi thì nhận. Vì yêu đành phải khổ...
Giây phút yêu là hạnh phúc trắng trong
Dầu ôm khổ cũng bằng lòng mong đợi.
* Bài Yêu Triền Miên

(Đồng sáng tác với Nguyễn Thành Hoàng và Lý Dặm Trường)

Tôi muốn thôi yêu, thôi nhớ, thôi... thương
Thôi... những đêm thao thức suốt canh trường
Đời ! Tiền đã bạc, sao tình cũng bạc ?
Mà tim yêu muôn thuở vẫn chưa ngừng.

2) Vì Tình thương đồng loại * Bài Đốt Nén Hương Tâm

Làm sao có thể ung dung ngồi an hưởng
Khi giữa đời còn vướng quá đau thương
Đốt nén hương tâm, xin khấn nguyện với lòng
Giúp kẻ té, không trông tìm lợi lộc.

* Bài Bố Thí :

Ai ơi ! hãy xót xa đời,
Cơm no áo ấm của Trời cho ta
Có dư bố thí gọi là :
Như giao thượng Đế cất mà mất đâu.

Đề tài thứ tư : Đạo giáo

Sẵn có tâm Bồ Đề thương người hoạn nạn nghèo nàn, với tâm trạng yếm thế, buồn vì số phận, buồn vì tình ái long đong, thi sĩ đã đến với tôn giáo để tìm con đường thanh thản bình yên trong tâm hồn trí não.

* Bài Trên Đường Quy Phật :


Trên đường Quy Phật chập chùng,
Đèo cao núi thẳm ráng cùng vượt qua
Sông sâu biển rng bao la,
Quyết tâm bơi lội cố qua bến bờ

* Bài Hứng Giọt Mưa Kinh:

Bấy lâu hứng giọt mưa Kinh
Lau chùi cát bụi bám linh hồn nầy
Bây giờ tâm được như vầy
Nhờ mưa Kinh rửa những ngày tháng qua

Kết luận

Để kết thúc bài nói chuyện hôm nay, tôi xin trân trọng gửi đến thi sĩ Việt Dương Nhân hai lời mừng :
* Lời mừng thứ nhứt : thi sĩ đã thực hiện được giấc mơ :
Yêu thơ tôi tập làm thơ,
Mơ thành thi sĩ làm thơ tặng người
(Bài yêu Thơ)


Lời mừng thứ hai : qua tôn, giáo thi sĩ đã tìm thấy yên ổ tâm hồn, lấy lại được bình tĩnh và yên vui trong tâm trí :

Bao đêm khấn nguyện Di Đà,
Giúp gươm trí tuệ đánh tà đuổi ma
Tà ma nay đã lìa xa,
Thân tâm bình lặng lòng ta nhẹ nhàng.
(bài Khấn Nguyện)

Ba Lê ngày 25 tháng 10 năm 1998

Tô Vũ (Paris)