Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2011

Chúc Mừng Năm Mới 2012


Thế giới rộn ràng chào đón Giao thừa & Năm mới 2012

Cập nhật: 31-12-2011 11:42
Năm mới đã đến rất gần và người dân ở khắp nơi trên khắp thế giới đang náo nức chuẩn bị cho thời khắc chuyển giao sang năm mới.

Những em nhỏ ở Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc trong trang phục sặc sỡ xếp thành số 2012 trên nền tuyết trắng

Những người phụ nữ Nepal tại lễ hội chào đón năm mới

Nghệ nhân ở Hong Kong có ý tưởng sáng tạo khi chế tác con rồng, con vật biểu trưng trong năm tới tại các nước châu Á, uốn lượn thành số 2012

Những vũ công tham gia chương trình chào đón năm mới của London, Anh tại quảng trường Trafalgar

Một người mẫu trong chương trình quảng cáo tại Hong Kong đeo kính mang hình năm mới

Một em nhỏ đứng ngắm bức tường dán những điều ước trong năm mới tại quảng trường Thời đại, Mỹ. Những mẩu giấy ghi lại những mong muốn của người dân trên toàn thế giới sẽ được thổi tung lên vào đúng thời khắc giao thừa, trong chương trình đón năm mới ở New York

Một người đan len nghiệp dư đan dòng chữ "Chúc mừng năm mới" trên đường phố Hanover của Đức

Những thành viên câu lạc bộ bơi mùa đông tổ chức cuộc thi bơi mừng năm mới trong thời tiết giá lạnh của vùng Seberia, Nga

Những diễn viên trong trang phục Santa, cha Frost và công chúa tuyết tại công viên Stavropol miền Nam nước Nga. Người Nga đón Tết dương lịch vào ngày 31/12 và ngày Giáng sinh của mình vào ngày 7/1

Một nhân viên đang chuẩn bị pháo và các thiết bị cho màn trình diễn pháo hoa tại lâu đài Edinburgh, Anh

Pháo hoa rực sáng tại thành phố Krasnoyarsk trong dịp lễ dựng cây năm mới của Nga

Các sinh viên ở Ấn Độ xếp những ngọn nến thành hàng chữ "Chào mừng năm mới 2012".
Hoàng Lộc
(Ảnh: Telegrap)
 
Còn tiếp >>  

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011

Vài Vần Vô Nghĩa - Việt Dương Nhân

Vài Vần Vô Nghĩa


Nắng vàng mây biếc trời cao
Vài vần vô nghĩa thả vào hư không

Ngày về sông nước xanh trong
Ra đi ngầu đục hết mong mỏi gì

Dửng dưng phó mặc thị phi
Xem như mây khói đến đi lẽ thường

Ngu khôn đồng nhứt cuối đường
Tha tâm chở cả ghét thương ác hiền.

Bên kia bờ tịnh an nhiên
Khổ vui vinh nhục ưu phiền như như.

Vài vần vô nghĩa, rong chơi
Nơi miền tĩnh lặng
ngàn đời vững yên.
...!!

Việt Dương Nhân
(Bạch Am, Ivry sur Seine 26.12.2011)

Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2011

Hồn Thơ Vô Nghĩa - Việt Dương Nhân

Hồn Thơ Vô Nghĩa


Hồn Thơ Vô Nghĩa, giã từ
Cõi đời đen trắng thực hư khó lường

Hãy luôn trên kính, dưới nhường
Chẳng khinh ghét bỏ cả phường a dua.

Từ lâu chẳng nghĩ thiệt thua
Nhơn chia trừ cộng bán mua lỗ lời

Lòng thành xin chúc người người
An vui hạnh phúc tâm thời trắng trong.

Tọa thiền xóa tất cả KHÔNG .
Cuộn tròn hồn xác lánh trong sương mù.

Giã từ giã từ giã từ...
.........!!!
Diệu Thi_Việt Dương Nhân
(Paris, Ivry sur Seine, Bạch Am 18.12.2011)



Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2011

Những Vần Thơ Vô Nghĩa - Việt Dương Nhân

Những Vần Thơ Vô Nghĩa
Em về trăng nước mừng vui
Em đi mây gió ngậm ngùi tiễn đưa

Cuộc đời sớm nắng chiều mưa
Sống sao thiên hạ đều vừa lòng đây ?

Những vần thơ vô nghĩa này
Gởi em đọc nốt tới ngày xuôi tay

Sống đời tâm phải thẳng ngay
Đừng nên cong vẹo sẽ rai rức lòng.

.......!!

vdn
(Paris 13.12.2011)

***


Hạc Hồng Khép Cánh


Vẳng nghe điệu nhạc cung đàn
Mảnh đau thương, hóa trăm ngàn giọt châu

Thâm trầm đời chuốc lắm sầu
Từ em về chốn đỉnh đầu núi xa.

Em đi nước bốc, mây sà
Gió ngưng, mưa đọng, tiếng ca im lìm.

Hạc hồng khép cánh trong đêm
Ngủ yên giấc mộng mơ tiên hiện về.

............... !!

Hồn chìm trong cõi đam mê
Say sưa ngụp lặn, lết lê thân tàn

Sổ đời nay đã sang trang
Gió giông lắng lặng, mây ngàn biếc xanh.
 
vdn

*

Thoát

Từ ta thoát chốn ưu phiền
Qua vùng tĩnh lặng điềm nhiên lắng lòng
Bận gì trong gió, ngoài giông
Mưa sa, nắng táp hồn không vướng sầu.

vdn_NhưKiều
(17.6.2009)
 
*
 
Buồn Buồn Buồn !!

Sao mà buồn thế hỡi em ?
Cái buồn hãy ráng khiêng đem khỏi lòng

Buồn buồn hãy liệng xuống sông
Cho trôi biệt tích, nếu không sẽ cuồng

Vẳng nghe tiếng mõ hồi chuông
Niệm câu lục tự xả buông cơn buồn !

khocnhe.gif .........!!

"Đừng lấy dối trá làm lẽ sống" Aleksandr Isayevich Solzhenitsyn (1918 - 2008)

..........!
vdn

(Khuya buồn khủng khiếp 23.11.2011)


*

Lại Buồn !

Hôm nay tôi bỗng nhiên buồn
Mà hồn thơ chẳng trào tuôn một vần !!

Đêm nay nước mắt lưng tròng
Có ai hiểu nổi đáy lòng của tôi !!

Bên rèm nghe tiếng lá rơi
Xạc xào như thể chân người dẫm lên !!

vdn


Thứ Năm, 8 tháng 12, 2011

Bài Thơ Vô Nghĩa - Việt Dương Nhân

Bài Thơ Vô Nghĩa

Sáng nay nhìn thấy anh treo :
Cái đầu lủng lẳng bay vèo trong mây

Khó khăn trong kiếp sống này
Cô Hằng, chị Nguyệt chau mày cười duyên

Ai hay cho kẻ chèo thuyền
Lượm hoa, nhặt bướm kết duyên nợ đời !!

Quên đi hình chuột, bóng dơi
Quỉ ma hiện diện ngời ngời ngày đêm.

Tìm đâu khúc hát diệu êm
Tay nâng chén ngọc, hồn mềm mại bay ?!!

Cảnh nào là cảnh Thiên Thai
Dẫu trong ngục lạnh hình hài vẹn nguyên.

Từ em bên ngọn thác ghềnh
Đầu bù tóc rối hớ hênh mất thần

Đưa tay nhặt lấy lá bần
Con chim oanh hót không ngần ngại quên

Lục bình chìm nổi lềnh bềnh
Phượng Hoàng đáp xuống khều lên cánh buồm.

Bay quanh lượm nhặt nỗi buồn
Đặt nơi cảnh giới sáng chuông, mõ chiều.
.............?!!

Việt Dương Nhân
(Ivry sur Seine, 8.12.2011)

Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2011

Niềm Tin - Việt Dương Nhân

Niềm Tin


Mùa đông tuyết đổ năm nào
Cành mai tan tác, cánh đào xác xơ
"Xót thay, chiếc lá bơ vơ
Kiếp trần, biết dũ bao giờ cho xong?*"
Thuyền đời cứ mãi long đong
Làm sao thoát khỏi cái vòng lo âu
"Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu?
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ !" **

Huệ, thiếu phụ ngoài ba mươi tuổi, vừa bị chồng ly dị mấy tháng qua. Nàng còn được quyền ở sáu tháng trong căn nhà hiện tại. Trong nhà nàng còn cho ba đứa bạn gái trang lứa, xin ở trọ để dễ dàng tìm kiếm việc làm. Ba cô mới từ Sài-Gòn hồi hương về Pháp theo lối dân Tây cũ.
Khí hậu chiều mùa đông hôm ấy, tuyết không còn rơi nhưng ngoài trời vẫn buốt lạnh. Trong lòng Huệ nghe bức rức khó thở. Nàng nhủ: "Mình phải ra rừng thở mới được !". Nàng đứng lên lấy áo măn-tô màu tím đậm mặc vào, chân mang đôi giày bốt đen cao tới đầu gối. Lấy mé-trô trực chỉ tới rừng Vincennes phía đông-nam Paris. Nàng bước lang thang nhẹ nhàng trên những xác lá vàng tàn úa trong khu rừng. Rồi đến ngồi trên phiến đá cạnh con suối nhỏ nhân tạo nước đã đóng thành băng. Nàng đưa mắt nhìn chung quanh quang cảnh thật là buồn thảm. Vì những cây cối lớn nhỏ đều trơ cành trọi lá đứng sừng sững phơi mình giữa rừng chiều buốt giá. Không còn nghe tiếng chim hót như mùa xuân-hạ nắng vàng nữa. Nàng ngồi im lặng mà trong lòng dâng tràn bao nỗi niềm lo lắng và lòng nghe khắc khoải. Nàng suy nghĩ vẫn vơ và tự hỏi: ‘’Rồi đây mình sẽ ở đâu? Tự thân lo chưa xong mà còn lo cho Liên, Cúc và Lan nữa. Thiệt là khổ cả đám !’’.
Sau khi lảm nhảm trong lòng đôi điều, Huệ vẫn ngồi yên trên phiến đá, mắt nhìn lên những đám mây xam xám đang lặng lẽ bay trôi. Trời mới hơn bốn giờ chiều mà đã tối thui. Nàng đứng lên đi thất thiểu rời khỏi khu rừng. Tà tà xuống mê-trô trở về khu Montparnasse. Huệ mở cửa bước vô căn appartement ba phòng, nằm tại đường Nôtre-Dame quận 6 Paris... Chẳng có ai ở nhà, không khí im lìm vắng lặng...

Vào đêm Giáng Sinh, trong lòng Huệ buồn tê tái, nàng đứng nhìn tuyết rơi ngoài song cửa mà đầu óc lo lắng khôn cùng. Gần nửa đêm, nàng đi đốt một cây đèn cầy màu đỏ cấm trên đầu ti-vi nơi để tượng Đức Mẹ Lộ-Đức có gắn những bóng đèn đủ màu lí-tí xung quanh đang chớp chớp. Nàng tắt bớt ngọn đèn lớn, rồi đến sa-long ngồi xếp bằng, chấp hai tay đưa ngang ngực, mắt nhìn trân tráo vào tượng Đức Mẹ, miệng lẩm bẩm: ‘’Mẹ ơi ! Con là người Đạo Phật. Nhưng con rất tin là có Mẹ đang ở bên con để nghe những lời con cầu khẩn và xin Mẹ ban ơn cho các bạn con luôn...’’. Huệ ngồi yên lặng, mắt vẫn nhìn Đức Mẹ... Ánh hồng lạp lay qua lay lại. Huệ nghe tâm hồn nhẹ nhàng bay bổng. Những giây phút Huệ để hết tâm thần cầu nguyện nên đầu óc nàng trong tình trạng như nửa mê, nửa tỉnh. Nàng thấy Đức Mẹ bay bay đến gần, một tay Mẹ vuốt tóc Huệ, còn tay kia cầm một cành hoa màu vàng thật đẹp tặng cho nàng, không biết là hoa gì? Huệ kính cẩn đưa hai tay nhận một cách thản nhiên. Trong lòng nói cảm ơn Mẹ, chớ nàng không nói được thành tiếng. Nhận được cánh hoa, trong thâm tâm Huệ như đang ngắm nghía cành hoa... Bất chợt có tiếng ‘’hù’’ làm Huệ giựt mình và hoàn hồn trở lại. Nàng la lên:
- Con quỉ. Làm tao hết hồn ! Ủa, còn con Cúc, con Lan đâu rồi?
- Ai biết tụi nó đi đâu? Thây kệ tụi nó, hơi đâu mà mầy lo. Nè, tao thấy mầy nhìn Đức Mẹ không chớp mắt. Tao tưởng mầy...
Huệ cướp lời:
- Tưởng gì? Tao đang cầu xin Đức Mẹ ban ơn cho bốn đứa tụi mình có nơi nương tựa. Vì sau mùa đông này là người ta sẽ tống cổ tụi mình ra ngoài đường đó !
- Ối, hơi đâu mà lo mầy ơi ! Tới nước đường cùng thì tụi mình kéo nhau xuống mê-trô !
Lời nói của Liên làm Huệ nổi giận, và lại thêm tiếc nuối cảnh mơ màng thấy Đức Mẹ tặng hoa. Nàng nói:
- Hứ, cứ nói liều. Tối ngày mầy lo chuyện gì đâu đâu không, chớ không lo cầu xin Mẹ. Mầy... mầy là người Đạo Chúa... Mầy đem Đức Mẹ về đây mà mầy không cầu xin Mẹ gì hết...
Liên cười cười:
- Mẹ thương mầy hơn tao đó Huệ à !
- Sao mầy nói vậy?
- Tại mầy ngoại Đạo.
- Đừng nói bậy. Mẹ là Đấng Lành. Mẹ rất bình đẳng. Như bên đạo Phật cũng có Mẹ, là Phật Bà Quán-Thế-Âm Bồ-Tát mà tao thường gọi là Mẹ. Mẹ nào cũng thương hết thảy con của mình. Chớ chẳng bao giờ Mẹ phân biệt Ngoại hay Nội như mầy nghĩ đâu !
Liên cười với nét mặt hớn hở:
- Ê, chừng nào mầy đi Chùa, nhớ kêu tao đi ví nha !
- Cha, chả. Bữa nay mầy muốn đi Chùa sao?
Liên nghiêng đầu qua hỏi Huệ:
- Mầy tin Chúa và Đức Mẹ, thì tại sao tao không tin Phật và Bồ-Tát?
- Tại dạo trước, tao rủ mầy đi Chùa, mầy nói là bên đạo Chúa không cho lạy Phật và ăn đồ cúng !
- Hồi xưa kìa, chớ bây giờ là thời đại mới. Chị Nguyệt, cô Hằng trên cung trăng người ta lên viếng tới rồi, nên Đức Thánh Cha cũng chăm chế...
- Đúng rồi. Có mấy lần trong dịp lễ Vu-Lan, tao lên Chùa thấy các Cha ngồi ăn cơm chay với các Thầy đằng trước chánh điện, ngay Phật đài.
- Vậy hả?
- Chớ sao. Có khi tao thấy năm sáu Đạo làm lễ chung để cầu nguyện cho nhân loại sớm được Hòa-Bình trên toàn cầu nữa. Người ta gọi là ‘’Buổi Cầu Nguyện Liên Tôn’’ đó.
- Tao với mầy ở chung cả năm nay cũng ‘’Liên Tôn’’ vậy. Mà hổng biết con Cúc, con Lan, tụi nó đạo nào hén?
- Tụi nó là dân học trường Tây, chắc là đạo Chúa rồi. Xem như nhà này chỉ là ‘’Song Tôn’’ thôi. Nghĩa là, đạo Ki-Tô và đạo Thích-Ca.
- Như vậy là mầy thích lắm phải không Huệ?
- Khỏi nói. Tao còn muốn tất cả các tôn giáo đều họp lai để làm lễ chung vĩnh cửu. Vì theo tao nghĩ, đạo nào cũng đội chung một Ông Trời. Nên tao muốn ai ai cũng hài hòa, thương yêu, bao dung, tha thứ và làm lành lánh dữ... Bởi trước sau gì ai cũng phải quay về chung một đường khi thân xác ta tới hồi hoại diệt...
Liên gật đầu:
- Thì Đạo nào cũng dạy như vậy. Nhưng tại lòng người còn chất chứa đầy nhốc tam-độc - tham-sân-si cho nên mới xẩy ra chiến tranh hoài trên trái đất. Mầy nói đúng đó Huệ. Gây chiến tranh, giết chốc làm chi, cứ để tự nhiên, rồi ai ai cũng tới giờ chung cuộc, là phải trả nợ Đất hi hi...
- Cha, chả. Bữa nay mầy dùng lời của Phật dạy. Giỏi quá ta. Tao khá khen mầy đó Liên !
- Thì tao đọc mấy cuốn sách Kinh mầy thỉnh ở Chùa đó. Và tao cũng thấy mầy khi vô nhà thờ liền bắt chước người ta làm dấu Thánh-Giá trước Chúa và Mẹ Maria ha ha... Còn đến nhà thờ Rue du Bac thì mầy hay dâng bông lên các Nữ Thánh... nằm trong lồng kiếng nữa. Tao thấy mầy tôn kính bên Đạo Chúa, nên tao cũng kính tôn Đạo Phật. à, hồi nãy tao thấy mầy nhìn Đức Mẹ thật là chăm chú, mầy thấy có hy vọng gì không?
- Hy vọng chứ ! Ừa, để tao kể lại cho mầy nghe nè...(...)
Liên nghe xong những lời của Huệ kể. Trên gương mặt Liên nghiêm trang, đứng lên đi đến làm dấu Thánh-Giá và hôn chân Đức Mẹ. Nàng quay sang nói với Huệ:
- Huệ ơi ! Sao tao với mầy nằm mơ giống nhau quá vậy? Nhờ mầy kể chuyện, tao mới nhớ lại giấc chiêm bao của tao hai ba đêm trước.
- Mầy cũng chiêm bao thấy Đức Mẹ hả?
- Ừa. Nhưng mà Mẹ khác.
- Trời đất ! Mẹ nào?
- Từ từ để tao kể. Tao thấy tao được ngồi trên một chiếc thuyền Rồng có chiếu đầy ánh sáng rực rỡ và đẹp tuyệt vời, có Phật Bà Quan-Âm mặc bộ đồ dài trắng tinh, đứng thật cao. Một tay Ngài cầm nhành dương liễu, còn một tay cầm bình nước Cam-Lồ rưới lên đầu tao. Lúc ấy tao sung sướng vô cùng.
Huệ nghe Liên kể xong, nàng liền đưa ánh mắt sáng ngời nhìn tượng Đức Mẹ và nói:
- Sự trùng hợp thiệt là huyền diệu. Ngộ quá ha ! Mầy gặp Mẹ Quán-Thế-Âm-Bồ-Tát, còn tao thì gặp Đức Mẹ. Vậy thế nào mấy đứa tụi mình cũng sẽ được các Mẹ giúp đỡ cái khổ của tụi mình hiện tại là phải tìm nhà mướn hoặc có quới nhân nào tới giúp cho ở trọ đỡ một thời gian...
Liên gật đầu chấp tay khấn vái:
- Vái Trời, Phật, Chúa, Mẹ giúp cho chúng con có được nơi ăn chốn ở !
- Chắc chắn là tụi mình sẽ được các đấng Bề Trên ban ơn sau những mùa lễ Giáng Sinh, Tết Dương Lịch và Tết Nguyên Đán này...
Tiếng chìa khóa mở cửa. Cúc và Lan cũng về tới...
Đúng mười hai giờ khuya. Tiếng chuông các nhà thờ ngân vang khắp nơi để báo hiệu Noẽl. Liên, Huệ, Cúc, Lan ôm nhau hôn, mừng Chúa Hài-Đồng Giáng-Sinh 1980 năm. Tất cả nhìn nhau mỉm cười với ánh mắt tràn đầy niềm tin...

Việt Dương Nhân
(Ivy-sur-Seine, chiều đông-Tết Nhâm Ngọ 2002)


__________________
"Giữa sỏi đá vút vươn niềm hy vọng
Trong tro tàn dào dạt nhựa hồi sinh
Hận nội thù trên máu ruột Tiên Rồng
Căm giặc cộng BÁN non sông Hồng Lạc"
(YTKCPQ)


"Cộng sản còn thống trị trên quê hương - Ta còn phải đấu tranh"
Blog_vdn
- MGP - VNCH - Viet.no
Google traduction

Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2011

Tia Nắng Hoàng Hôn - Việt Dương Nhân

 

Kim Chi và Ngọc Diệp là đôi bạn rất thân với nhau. Tính đến nay đã gần bốn chục năm qua. Hiện tại hai bà sắp vào tuổi lục tuần. Tuy cả hai không cùng mẹ cha, cũng không cùng quê quán. Mà số phận lại tương tựa như nhau. Thật là một sự trùng hợp hiếm có trên cõi đời !

Kim Chi sanh ra trong một gia đình điền-chủ khá giả, vùng Gia-Định ngoại ô Sàigòn. Còn Ngọc Diệp thì sanh trong một gia đình phú-hộ ở miệt Long-Xuyên thời còn Pháp thuộc.

Vào khoảng đầu thập niên một ngàn chín trăm năm mươi. Lúc đó Ngọc Diệp và Kim Chi mới lên sáu bảy tuổi mà đã chịu cảnh mồ côi. Hai bé sống với các anh chị trong nhà. Nhưng đau đớn thay ! Hai đứa nhỏ lại không được tình thương yêu trìu mến của anh chị cũng như giòng họ. Bao nhiêu cảnh vô phước cùng cực nhứt đời. Nó luôn luôn phủ lên đầu của hai đứa bé còn thơ dại. Cả hai từng ăn những chén cơm chan bằng máu và nước mắt. Quần áo thì chẳng được ấm áp mà lại còn bị mắng nhiếc, roi đòn bủa xuống và đày ải vô cùng cực nhọc.

Thân xác bé nhỏ mà phải gánh chịu bao nỗi nhọc nhằn. Mặc dù khổ cực như vậy. Hai đứa bé bắt buộc phải ở lại sống nương nhờ trong gia đình các anh chị. Vì tuổi còn thơ và còn nhỏ quá, biết phải đi đâu bây giờ ?

Ngày tháng năm trôi hơn mười năm sống lây lất và cam chịu nỗi nhọc nhằn. Nhưng rồi cả hai đều thoát ly lên Sàigòn sống kiếp bụi đời sương gió.

Ngọc Diệp và Kim Chi quen nhau, là sự ngẫu nhiên. Bởi hai cô mướn phòng gần nhau và chung một Building... trên đường Tự-Do quận nhứt Sàigòn. Từ dạo ấy họ kết tình bạn với nhau.

Suốt mười mấy năm sống kiếp phong trần gió bụi trên đất Sàigòn. Ngọc Diệp và Kim Chi nếm đủ mùi vị của đời. Đến lúc lớn khôn, làm ra tiền. Hai cô trở về thăm lại gia đình và cung phụng cho đám cháu, con của các anh chị hai cô.

Thời gian trôi chảy, Ngọc Diệp đi theo tiếng gọi ái tình. Nàng qua Pháp với người yêu. Nhưng chẳng may, không đầy một năm thì người tình của nàng bị cơn bạo bệnh mà qua đời. Ngọc Diệp phải sống bơ vơ giữa thủ đô Ba-Lê.

Cả năm sau miền Nam Việt Nam thất thủ vào tay Cộng-Sản Bắc Việt. Kim Chi ‘’đu’’ được một người đàn ông Việt dân Pháp giúp nàng thoát khỏi Sàigòn.

Thật là thương đau ! Định mệnh không chịu buông tha cho kiếp Hồng Nhan Bạc Phận ! Sóng gió lại nổi lên và đưa đẩy Kim Chi với vị ân nhân ấy phải chia tay.

Ngọc Diệp và Kim Chi tình cờ gặp lại nhau trong buổi văn nghệ do những người Việt Tỵ-Nạn tổ chức tại rạp Maubert quận 5 Paris. Hai cô gặp lại nhau lòng mừng vô hạn. Kim Chi rủ Ngọc Diệp về ở chung, và cùng đi xin việc làm ở mấy tiệm của người Việt. Nhưng chẳng được việc. Cuối cùng hai cô phải bước chân vào Rừng Đêm đầy chim muông, thú dữ của thù đô ánh sáng Ba-Lê để tranh thủ mà tìm sự sống.

Bấy giờ tuổi đời của hai nàng gần kề tứ tuần. May thay, vào một đêm trời xanh mây biếc, trăng sao lóng lánh sáng ngời, Ngọc Diệp gặp người đàn ông Thụy Sĩ hết dạ thương yêu và cưới nàng làm vợ. Hơn một năm sau, Kim Chi cũng được một chàng Quân tử yêu thương nàng hết mực. Tuy già nhân ngãi, non vợ chồng . Nhưng chàng lo lắng cho Kim Chi một cuộc sống tương đối đầy đủ.

*

Gần hai mươi năm, Kim Chi và Ngọc Diệp sống an phận với những sợi tơ tình muộn màng ấy. Bấy giờ hai bà đã chán ngán sự đời, bởi sống quá nhiều và cũng nếm biết bao điều đau khổ phũ phàng cũng như những vị ngọt bùi, cay đắng. Nên không còn ham muốn gì thêm nữa, ngoài cái việc : "ngày qua ngày, chờ qua đời mà thôi".

Nhưng... trời chiều, bóng xế... Trong lòng của hai bà ngập tràn nổi lên tình thương nhớ quê hương. Chắc chắn là đồng tâm trạng của hằng triệu đồng bào Việt Nam đã ly quốc từ bấy lâu nay.

Ôi, quê hương Việt Nam ! Việt Nam là nơi chôn nhau cắt rún là mảnh đất quê nghèo, là nơi chúng ta từng nếm bao mùi vị vui buồn trong những năm tháng của ngày xa xưa. Dù chúng ta sống trong hoàn cảnh nào đi nữa, thì không ai có thể quên hẳn được quê hương của mình...

*

Vào đầu thập niên 1990. Có hằng loạt người Việt trở về thăm quê hương và gia đình. Trong đó có Ngọc Diệp. Bà về Sài-gòn được mấy tuần, thì vội đi tìm mua một căn appartement nho nhỏ gần khu chợ Tân-Định, nhờ người bà con đứng tên dùm. Mua xong, Ngọc Diệp sửa sang trang hoàng lại căn nhà cho đầy đủ tiện nghi để khi nào bà về mà có chỗ ở. Còn những tháng bỏ trống thì cho ngoại kiều mướn ngắn hạn.

Lo căn nhà xong, Ngọc Diệp trở lại Thụy Sĩ. Bà luôn nghĩ đến Kim Chi.

Buổi sáng cuối mùa thu, thời tiết lành lạnh, bên ngoài mưa rơi lác đác, lá rụng đầy đường, thân cây trơ cành trọi lá. Trông thật là buồn hiu hắt !

Kim Chi đang nhìn trời qua cửa sổ, lòng nghĩ ngợi xa xăm. Chợt tiếng chuông điện thoại reo vang, bà đến nhấc lên :

- A-lô ! Xin lỗi, ai vậy ?

- Hì hì... Tao đây nè !

- Cái gì vậy... Mụ ?

- Ê, về Việt Nam ăn Tết với tao không... Mụ ?

Hai bà đều cười ngất trong điện thoại. Kim Chi nói :

- Tao muốn về thăm gia đình tao lắm... Nhưng...

- Nhưng-nhụy cái gì ? Mầy còn các anh chị và một đám cháu đông như là vạn cấy. Theo tao thấy, là mầy nên về một lần đó Kim Chi à ! Về nghe Mụ... !

- Ờ, để tao tính lại. Tao sẽ hỏi mượn nhà băng và xin chàng Quân Tử coi có chút gì không nha !

- Thế nào cũng được mà !

- Nè, có gì thì tao sẽ cho mầy hay sau.

- Để tao sẽ về trước, rồi mầy bay về sau nha !

- Ờ, nếu tao đi, thì đi cỡ vài tuần là tao phải trở lại đây.

- Sao mầy không ở một vài tháng ?

- Trời ơi ! Không được đâu Mụ ‘’Suisse’’ ơi !

- Nè, thôi ráng thu xếp đi nha. Bye bye nghe ...!

- O.K. Má nó ơi !

Sau khi Kim Chi nói chuyện điện thoại cùng Ngọc Diệp. Bà suy nghĩ suốt ngày. Qua hôm sau Kim Chi lo đi mượn nhà băng. Mượn được ba chục ngàn quan. Chàng ‘’Quân Tử’’ tặng thêm một chút và nàng gom góp tiền dành dụm cộng chung tất cả được cỡ năm chục ngàn quan Pháp. Nàng đi xin visa và mua vé máy bay xong xuôi cùng lo mua thuốc men đem hờ về rủi bị bệnh hoạn bất tử.

Ngọc Diệp đi trước Kim Chi vài tuần. Sau đó Kim Chi cũng lấy Air-France bay về.

Ngồi trong máy bay mà lòng của Kim Chi vô cùng hồi họp, xúc cảm lạ thường. Sau gần hai mươi năm mới được trở về quê hương yêu dấu.

Khi nghe cô chiêu đãi viên nói : "máy bay đang vào không phận Việt Nam và thời tiết bên ngoài nóng ba chục độ." Tim Kim Chi đập mạnh, và khắp cả thân người toát mồ hôi lạnh, nước mắt rưng rưng. Một xúc động chưa từng có trong lòng nàng. Kim Chi đứng dậy lấy bộ đồ mát trong xách tay nhỏ đi vào toilette thay. Rồi trở lại ngồi ghế gài dậy nịch đàng hoàng, nàng cố trấn an tinh thần.

Chiếc máy bay ‘’Boeing-747’’ đáp xuống phi-trường Tân-Sơn-Nhứt vào khoảng năm, sáu giờ chiều. Cửa mở, hành khách lần lượt đi xuống. Còn Kim Chi thì chần chờ đi sau chót. Nàng vừa đạp chân dưới đất, liền ngồi và khum xuống hôn trên mặt đất mà nước mắt bà tuôn rơi. Bà tự nhũ : - "Mình sự thật về tới nơi chôn nhau cắt rún rồi. Trời ơi ! Việt Nam quê hương tôi !"

Bà từ từ nối đuôi như mọi người, rồi đi lấy hành lý, điền giấy khai thuế, trình giấy thông hành... đi ra.

Kim Chi ngơ ngác tìm kiếm Ngọc Diệp. Đàng kia, Ngọc Diệp đưa tay quơ quơ và kêu lên :

- Kim Chi ! Tao đây nè !

Đi chung với Ngọc Diệp, có Gấm, cô bạn hàng xóm, và Cương, ông luật sư mà Kim Chi được quen biết trong lúc ông đi công tác tại Ba-Lê. Khi ông trở về Sài-gòn, sẵn dịp đó Kim Chi gián tiếp giới thiệu cho Ngọc Diệp, cho bà có người quen ở Sài-gòn, vì bà ít quen ai ở bên nhà. Họ tươi cười chào đón nhau.

Bốn người ra chiếc xe hơi hiệu Toyota màu trắng còn mới toanh của Cương. Cương lái xe trực chỉ chạy thẳng về nhà của Ngọc Diệp...

*

Qua ngày sau, Kim Chi nhờ cô Gấm đi đổi tiền quan Pháp qua tiền đồng VN. Nàng vội lấy xích-lô-đạp và ôm tiền về Gia-Định thăm các gia đình anh chị.

Kim Chi không mua gì cả, mà bà chỉ đem tiền về gọi là quà cáp. Phân phát cho một số người trong gia đình. Sau đó nàng được biết có cô cháu đang bị ở tù về tội lừa gạt tiền bạc của người ta. Kim Chi liền bắt tay lo liệu, đền tiền lại để cho cô cháu được ra khỏi tù.

Nhưng buồn thay ! Người chị dâu tham tiền. Chị ta muốn Kim Chi đưa tiền cho bà để bà trả góp từ từ mà phó mặc cho con mình ở tù. Nhưng Kim Chi không bằng lòng, bà cương quyết chuộc cô cháu ra.

Bao nhiêu năm Kim Chi xa cách gia đình. Ngày nay trở về lại vẫn bị bất đồng ý kiến trong gia đình.

Tiền bạc Kim Chi cho tặng các gia đình anh chị và lòng vòng những bà con và bỏ tiền chuộc cô cháu ra khỏi tù, mà còn bị người chị dâu thù ghét.

Thật buồn cho thân phận Kim Chi. Một đời người vô phước. Bà chẳng được một chút tình yêu thương trìu mến nào của gia đình quyến thuộc.

Sau một tuần Kim Chi cho tặng hết tiền bạc. Bà nằm ở nhà của Ngọc Diệp mà chờ đến ngày lấy máy bay trở lại Ba-Lê. Và trong lòng bà nói, nếu Cộng Sản còn cầm quyền thì bà cương quyết không trở về Sàigòn nữa. Bà chờ đến khi nào Việt Nam được thật sự Tự do - Dân chủ thì lúc ấy bà sẽ trở về ?

Còn gia đình anh chị và các cháu của Ngọc Diệp đều vượt biển thoát khỏi Việt Nam từ lâu. Vài người sinh sống trên đất Mỹ. Và vài người sống trên đất Pháp. Nên nàng không bận lòng mà cho tặng ai bên Việt Nam.

*

Sau chuyến về Sài-gòn thăm gia đình và quê hương, Kim Chi thấy chán nản sự đời hơn nữa. Vì cảm thấy gia đình đối với bà như người xa lạ. Nhưng tiền thì họ không chê. Mà còn định tìm cách gạt gẫm bà nữa. Thật ngao ngán tình đời !

Bà trở lại Ba-Lê và chỉ liên lạc thư từ với Ngọc Diệp. Hai bà thư cho nhau rất là thường.

Rồi lại cũng vào buổi sáng mùa thu có chút nắng vàng chói chang. Kim Chi nhận được thư của Ngọc Diệp và có gởi kèm theo một lá thư của người cháu trai con của người anh Cả từ bên Mỹ viết gởi qua. Kim Chi mở thư ra đọc :

"Los-Angeles, ngày... tháng... năm...

Cô Ngọc Diệp kính thương,

Đầu thư con kính thăm sức khỏe cô và dượng. Một lần nữa con rất cám ơn cô đã tỏ bày tâm sự của cô cho con nghe. Cô đã đặt hết lòng tin vào con. Con có nhận hai lá thư của cô và hai tấm ảnh của Trầm. Thư của cô thật dài và chứa đựng đầy sự đau khổ, bất công đối với một đứa trẻ mồ côi mới lớn. Con thật cảm xúc và đầy phẫn nộ trước hình ảnh của một đứa bé vừa lên sáu bảy tuổi bị đối xử quá tàn tệ.

Cô Ngọc Diệp ơi ! Con xin lỗi cô vì sự tò mò của con, mà làm cho cô trở về với quá khứ đầy đau khổ, làm cho vết thương của cô bấy lâu nay gần như đã lành. Nay nó bị loét ra trở lại.

Thật sự con không ngờ cuộc đời của cô là một chuỗi ngày đầy đau khổ ôm ấp một mình. Con cám ơn Chúa và Mẹ Maria đã nâng đỡ và che chở cô trong suốt thời gian qua. Thật là cô có tánh cương nghị, không khuất phục trước những cảnh khó khăn đau khổ, đã bao lần cô ngã xuống. Nhưng cô đã cố gắng một mình trỗi dậy và tiến lên từng bước đến ngày hôm nay. Đó cũng là nhờ sức chịu đựng dẻo dai của cô bấy lâu nay, nên giờ đây con mới hiểu được cô, biết được cuộc đời của cô, và ít nhiều về cô Ngọc Lan nữa.

Cô ơi !Trước những hình ảnh khổ đau của cô. Con cảm thấy cuộc đời trên trần gian nầy đầy bất công. Con có thể chấp nhận sự bất công của người lạ, của một xả hội đối với mình. Nhưng con chống đối sự bất công của gia đình, giữa tình anh chị em, thì đều đó con thật khó mà tha thứ được. Nhưng, tuy đời cô đã bị đối xử tàn tệ. Thật là cô có một trái tim bằng vàng, một trái tim bằng máu thịt. Cô biết đáp lại những sự đau khổ mà người ta đã làm cho mình, bằng cả một tình thương, bằng một sự tôn trọng quý kính.

Cô nói đúng lắm, vì luật Moĩsen không đúng. Là ai chặt tay mình, thì mình phải chặt tay người kia lại cho công bằng. Nhưng Chúa Jésus còn đi xa hơn trong tình yêu của Người đối với thế gian, Người nói : Nếu ai vả má bên phải mình, thì mình đưa má bên trái cho họ vả luôn. Đến nỗi Người đã bỏ mình trên thập giá chỉ vì sự kiêu ngạo của loài người.

Cô Ngọc Diệp của con ! Tình yêu của Chúa thật bao la, không có biên giới. Có lần Người đã nói một ngụ ngôn : Một người chăn một đàn cừu 100 con. Nhưng trong đó có một con cừu đen tự rả đàng đi một mình, người chăn cừu kia vì tình thương vô biên, và sợ loài thú dữ hiếp đáp con cừu đen, nên ông bỏ lại 99 con cừu ngoan kia mà đi tìm cho được con cừu đen đem về. Còn hơn nữa, ông đã vác con cừu đen trên vai mình mà lòng đầy vui sướng, vì đã tìm lại được con cừu đen.

Cô Ngọc Diệp ơi ! Tuy trong quá khứ của cô đã làm những gì mà gia đình và xã hội không chấp nhận. Nhưng tất cả những gì cô đã làm cũng chỉ vì là sự sống ‘’survivre’’ mà thôi. Trước tình yêu thương bao la của Chúa, với lòng biết hối cải ăn năn và sự tôn kính của cô đối với Thượng Đế, thì con chắc rằng cô được tha thứ, và các Thánh trên Thiên Đàng còn vui mừng khi thấy một người có tội lỗi hối cải hơn là 99 người kia ngoan không cần cải hối. Con không phải là người tinh trắng, con cũng không có quyền phán đoán ai cả. Mà con chỉ hy vọng ngày sau sẽ gặp cô trở lại, chắc chắn là không phải ở địa ngục, mà là ở một nơi không còn có sự đau khổ nữa. Đó là bên cạnh Thiên Chúa nhân từ và đầy lòng khoan dung.

Thật con không biết phải làm gì để giúp cô trong những lúc nầy, mà con chỉ biết bắt chước Thánh Thérès de Lisieux, nhưng con cố gắng cầu nguyện cho cô, cho cô Ngọc Lan và cho cả gia đình con, và cám ơn Thiên Chúa đã giữ gìn gia đình mình đến ngày hôm nay, tất cả đều bình an là điều tốt lắm rồi.

Cô Ngọc Diệp ơi ! Bây giờ con chỉ xin cô hãy để vết thương của cô từ từ khép lại. Con rất cám ơn cô đã cho con thấy một người tội lỗi, nhưng đầy lòng bác ái thương người. Một người đã từng vấp ngã, nhưng tự mình trỗi dậy. Một người đã bị mất trước cái nhìn của người đời, giờ vẫn là người đầy tình thương đối với tất cả tình anh chị em, với tất cả người gặp cảnh khó khăn.

Cô Ngọc Diệp của con ! Cho dù cô đã làm gì trong quá khứ, nhưng đối với con cô vẫn là cô của con, con vẫn kính cô như cô Ngọc Lan, như ba mẹ con. Con không hổ thẹn vì đã mang một dòng máu giống như cô. Mà ngược lại con rất vui vì được biết trong gia đình mình tất cả không phải là người dễ khuất phục.

Thơ khá dài, xin phép cô cho con dừng bút. Con hẹn cô thơ sau. và con không quên kính chúc cô và dượng được nhiều sức khỏe và vạn sự lành.

Cháu của cô

Lê Văn Vĩnh."

Kim Chi đọc bức thơ, mà bà cảm động đến rơi nước mắt. Bởi thương đời bạn và cũng thương cho thân phận mình. Nhưng Kim Chi không được cái diễm phúc là có người trong gia đình viết những lời lẽ an ủi và thông cảm như thế.

Vừa đọc xong bức thư Vĩnh, cậu cháu của Ngọc Diệp, Kim Chi thấy mình như được nhận chung một tia nắng hoàng hôn đang sưởi ấm cõi lòng cô quạnh lạnh lùng trong lúc nầy. Bà lấy những lời an ủi ấy mà đặt vào cho mình.

Được biết Vĩnh là người có ăn học, khoa bảng khá cao, và có một địa vị rất quan trọng trong xã hội nầy. Khá khen thay, cậu Vĩnh đủ can đảm hạ thấp mình và chấp nhận có một người cô như thế. Bởi vì có biết bao người từng ở một địa vị thật thấp. Nhưng nhờ dịp may, hay chiếm đoạt của cải ai đó, rồi họ được phất lên. Sau đó họ không đủ can đảm hạ trở xuống được, bởi sợ bạn bè cũ biết được dĩ vãng thấp hèn của họ. Vì thế mà họ cứ nhìn lên trên chứ không dám ngó lại xuống đất. Người xưa đã có câu : - "Giàu đổi bạn, sang đổi vợ". Còn bây giờ thì : "Giàu đổi bạn, sang đổi đủ thứ..."

Thế gian ta được làm người là may mắn lắm rồi. Còn giữa dòng đời thường gặp bao cảnh nổi chìm về địa vị cũng như vật chất. Nhưng ta ráng giữ vững một tấm lòng bao dung - đại lượng và bình đẳng với tất cả mọi người, để đến ngày nhắm mắt xuôi tay cho nhẹ nhàng linh hồn.

Suốt mấy ngày Kim Chi đọc đi đọc lại nhiều lần lá thơ của cậu Vĩnh. Mà lòng vẫn nghe ngậm ngùi, vui buồn lẫn lộn.. Rồi bà viết thơ cho Ngọc Diệp :

"Ba-Lê, ngày ... tháng... năm ...

Ngọc Diệp bạn già thương mến,

Tao nhận liên tiếp ba bốn lá thơ của mầy. Trong đó có một lá kèm theo thơ của cháu Vĩnh. Ý cha ! Mầy thật là có phước được cậu cháu có một tấm lòng bao dung đại lượng hết sức.

Tao đọc thơ ấy mà lòng cảm động đến rơi nước mắt mấy lần đó. Đọc thơ cháu mầy viết cho mầy mà tao cứ tưởng như cháu của tao viết cho tao vậy. Cho tao vui ‘’ké’’ với mầy nha bạn già ?

Nghe mầy muốn rủ tao trở về Việt Nam nữa. Sự thật lòng tao cũng xôn xao lắm. Nhưng Ngọc Điệp ơi ! Tao không đủ sức trở về. Vì từ tinh thần đến vật chất tao không có vững chút nào. Thôi thì cứ chờ một dịp nào khác, hoặc là kiếp sau cũng được.

Ngọc Diệp ơi ! Tao muốn nói với mầy nhiều lắm. Nhưng bất chợt bị nghẹt lại, bởi lá thơ của cháu Vĩnh lời lẽ còn chập chờn trong tâm hồn tao, mà tao không thể diễn tả bằng ngôn ngữ được. Mà nghe lòng âm ấm như một tia nắng rực lên của chiều hoàng hôn sắp lặn tắt vậy.

Những giây phút cuối đời mà được những lời lẽ của người thân chia sẻ và thông cảm như thế, thì được một an ủi lớn lao lắm cho cuộc đời quá khứ của chúng ta. Hãy xem như là tia nắng hoàng hôn chiếu vào phút cuối đời của ta nha bạn !

Thôi, tao tạm dừng bút nơi đây. Mặc dù lời tuy ít, nhưng nhiều ý... gởi đến mầy. Chúc mầy và Anh... được nhiều sức khỏe và thân tâm an lành.

Bạn già

Kim Chi"


*

Dù cho lá ngọc - cành vàng,
Kim Chi - Ngọc Diệp hoặc hàng chúa vua.
Nước trôi, lửa cháy đành thua,
Chỉ nhờ lượng cả trời đưa qua dùm.

Dẫu rằng mạc vận đường cùng,
Gặp cảnh nghèo khó cũng đừng trách ai.
Vững lòng ăn ở thẳng ngay,
Ông trời bù đắp có ngày vinh sang.

Thế gian sướng một, khổ ngàn,
Trước vui chốc lát, sau tràn buồn đau.
Chuyện đời thật quá ngán ngao,
Chỉ còn Tu sửa, chuốt trau Tâm lành.

(Bên bờ sông Seine, thu-đông giao mùa 12/2000)

Thứ Tư, 5 tháng 10, 2011

Nền đạo lý Việt Nam dưới thời cộng sản - Tác giả: Nguyên Thạch



Nền đạo lý Việt Nam dưới thời cộng sản

Bất luận,bạn là ai: Giàu nghèo sang hèn hay già trẻ gái trai và thuộc tầng lớp nào trong xã hội:Trí thức,Bác sĩ,Kỹ sư,Tiến sĩ,Nông dân,Công nhân,Sinh viên học sinh,Cán bộ,Quốc nội,Hải ngoại...Là người Việt Nam,chúng ta thảy không khỏi không bâng khuâng về hiện tình của Đất Nước.Cho dẫu tầm nhìn được xét qua lăng kính dưới bất cứ góc độ nào thì vấn đề Việt Nam và riêng khía cạnh đạo lý vẫn là một tiêu đề nhức nhối hiện nay.

Thực thể của một xã hội là kết quả và trách nhiệm của tất cả các thành viên thuộc xã hội ấy.Trong đó,chính quyền là một tập thể nhỏ có tác động chi phối vận hành cũng như gánh vác trách nhiệm thiết thực nhất.Còn lại đại đa số dân chúng ,hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp thể hiện bổn phận của mình như là bổn phận của mỗi một công dân.Sự biểu hiện này,sẽ còn tùy thuộc vào niềm tin và sự nhiệt tình.Chính quyền và người dân là hai thực thể hỗ tương lẫn nhau để tạo nên hình ảnh của một xã hội.Xã hội tốt đẹp lành mạnh hay yếu kém suy đồi tụt hậu là do mối liên quan giữa sự hỗ tương đó.

Chính quyền

Một nhà nước thật sự và đầy tính chính nghĩa,phải là một nhà nước do dân,vì dân và phải được dựng nên bởi dân.Đảng phái chính trị chỉ là những nền tảng lý luận ,tôn chỉ và luận cương nhằm phục vụ cũng như lấy đó làm kim chỉ nam cho nhà cầm quyền thực thi chính sách.

Ở Việt Nam,Trung Cộng cùng một số ít quốc gia cộng sản và độc tài khác,hệ thống cầm quyền hoàn toàn không thuộc về dân và do dân bầu cử,đó là những cơ chế độc tài toàn trị,đi ngược lại với trào lưu văn minh của nhân loại khi bước vào thế kỷ 21.

Loài người là một trong những sản phẩm của Thượng đế tạo ra,càng phát triển tiến bộ thì con người càng chú tâm về nhân quyền và nhân phẩm.Dân chúng Việt Nam là một trong những lớp người đáng tội tình nhất trong cộng đồng thế giới hôm nay bởi lý do họ đã bị nhồi nhét ép bức trong tăm tối mụ mị cùng bạo lực.

Một sự thật mà ai ai cũng biết rằng ở Việt Nam không có bầu cử và ứng cử tự do.Giữa thời đại ngày nay,nghịch lý này đã được tồn tại do toàn trị cực đoan dưới nhà tù và nòng súng.Sự thật và nghịch lý ấy còn tồn đọng ngắn hay dài đều tùy thuộc vào ý niệm và hành động để đưa đến sự quyết định từ người dân.Thế kỷ này là thế kỷ của truyền thông,chúng ta phải nắm lấy cơ hội của kỹ nghệ tin học hiện đại biến thành những đoàn quân hùng mạnh trong trận chiến tri thức.Phải bằng mọi cách đưa thông tin đến người dân,tạo cho họ có được nếp suy nghĩ đúng đắn hơn,bớt sợ hãi yếm thế hơn bởi lý do đơn giản là họ phải biết rằng họ hoàn toàn sở hữu cái quyền được sống,được làm người,như con người thật thụ .

Ngược dòng lịch sử để quán triệt nguyên nhân của những sự nghịch lý.

Là một công dân Việt,không ai mà không biết cái gọi là cuộc đấu tố cải cách ruộng đất , được chuẩn bị từ năm 1953 đến gần hết 1956.Một cuộc đấu tố được coi là " long trời lở đất ",quả bom khổng lồ có sự bộc phá vỡ tan nền đạo lý luân thường khủng khiếp và toàn diện nhất.Con tố cha ,vợ tố chồng,hàng xóm nghi kỵ tố giác lẫn nhau,nó đã tạo ra những sự nghi ngờ thù hận lẫn nhau tàn bạo nhất trong lịch sử xã hội Việt Nam.

Sai lầm ấy cùng những sai lầm kế tiếp mà hệ quả của nó gây nên bao điêu tàn chết chóc thù hận gian dối đê hèn kéo dài mãi đến tận ngày hôm nay.Người dân quốc nội lẫn người Việt tha hương,thảy đều ngao ngán cho một một xã hội hiện hành ,nơi có bao oái ăm nhiễu nhương hận thù và bạo ngược.Tầm nhìn với tất cả mọi góc độ vào một xã hội mà không thể mảy may tìm thấy bất cứ một sự tích cực hay niềm tin nhỏ nhoi nào.Một hệ thống cầm quyền hoàn toàn vô vọng,một xã hội hoàn toàn đen tối khi bóng ma ngoại bang đã lù lù trùm phủ quê hương.

Cuộc chiến huynh đệ tương tàn cho quốc tế cộng sản.Miền Bắc đã gieo bao thảm trạng tai ương cho miền Nam.Đám chư hầu là những hung thủ đã giết chết nền dân chủ và nhân bản hãy còn non nớt của Việt Nam Cộng Hòa.Một lỗi lầm sẽ mãi còn bị dày xéo trong tâm khảm của cả hai miền.

Thực trạng hoang mang,niềm tin cạn kiệt thì càng khơi dậy niềm nuối tiếc quá khứ cùng những tham vọng ngô nghê nông nỗi đau thương.Thử đặt một câu hỏi mà chính nó đã có sự trả lời.Giá mà ngày xưa,năm 1975,hai miền không thống nhất thì làm sao chúng ta phải đối diện với thảm trạng như ngày hôm nay!.Một xã hội được xem là tận cùng bằng con số không to tướng.Những ảo danh đi làm cách mạng để rồi kết cục là sự tang thương trong nước mắt,tròng nô lệ,không thành công mà cũng chẳng thành nhân và kết cuộc là đảng cộng sản phải mang tiếng ô danh muôn đời.

Người dân

Như đã nói trên,sự thành đạt của một quốc gia gồm hai yếu tố cơ bản.Chính quyền mẫn cán,tinh tế,chính nghĩa và dân chúng có trọn niềm tin,sẵn sàng hy sinh cũng như luôn năng động trong mọi sinh hoạt.Với môi trường và khung cảnh trong bàn tay sắc máu bạo lực,sẵn sàng đàn áp hoang phí tất cả vì quyền lợi riêng tư cho cá nhân cùng băng đảng ,người dân là những nô lệ đáng thương.Doanh nghiệp luôn bị chèn ép nhũng nhiễu,công nhân luôn bị áp bức bóc lột tận xương tủy,nông dân lê kiếp nhọc nhằn để còn được sống một giá trị sống thấp kém nhất.Sinh viên học sinh phải chịu khốn đốn trong nghèo khó,tiêu hao chất xám từ nền giáo dục cưỡng bức nhồi sọ,khi ra trường thì lại bị phe phái già nua tham quyền cố vị hãm tài.Bệnh tật,cướp bóc,đĩ điếm tràn lan.Thực phẩm tẩm chất độc từ kẻ thù bá quyền phương Bắc với mưu đồ giết hại dần mòn dân tộc này một cách tinh vi thâm hiểm.

Một xã tốt đẹp và phát triển là một xã hội ắt có và đủ hai thực thể hổ tương lẫn nhau.Trong khi thực tế ở Việt Nam thì sự hổ tương ấy dường như là đối nghịch.Sở dĩ người dân còn đáp ứng với nhà nước là bởi sự sợ hãi,muốn yên thân trong trạng thái nín thở qua sông.Sự hợp tác trong tinh tinh thần tự nguyện bởi bổn phận của một người công dân là hoàn toàn miễn cưỡng.Kéo dài một xã hội như vậy là mê muội và hoang phí.Từ đó,do nhu cầu của sự phát triển,bảo đảm dân sinh,an toàn cho nền độc lập của Tổ Quốc...Ắt phải thay thế một cơ chế chính quyền mà đa đảng đa nguyên là chuẩn đề định hướng cho một con đường tương lai.Một con đường mà ai cũng có quyền ngẩn mặt ,có sự cạnh tranh chỉnh đốn,không độc đảng toàn trị,Một thể chế có đầy nhân bản vị tha niền tin và đạo lý.

Qua bức tranh lõa lồ của thực thể Việt Nam,bắt buộc chúng ta phải tự can đảm để vươn vai thoát khỏi bế tắc nếu Việt tộc còn muốn dân và đất Việt vẫn còn trên bản đồ thế giới.Chúng ta phải lấy những hình ảnh nào để noi theo?.

Một cách cụ thể,gần đây nhất qua vụ thiên tai siêu Động đất và sóng thần Tōhoku 2011,chúng ta và kể cả thế giới đã học hỏi được gì ở người Nhật ?.Trong những điều kiện khủng khiếp kinh hãi nhất,họ vẫn bình tâm và lấy chữ trọng làm đầu ,chia sẻ nhường nhịn,không chen lấn giựt dọc ấu đã để giành lấy sự sống .Một dân tộc đầy ý thức,kỷ luật và lòng tự trọng,họ thà đói chết chớ quyết không đánh mất chữ trọng ấy.

Xa hơn nữa,hãy nhìn vào lịch sử,lòng ái quốc và niềm tự hào của người Do Thái để trân quí những thành quả mà tiền nhân tổ tiên của chúng ta đã dầy công với xương thành núi,máu thành sông,với bao linh hồn tử sĩ mới tạo dựng được cho Việt tộc đến ngày hôm nay.Dòng lịch sử 4.000 năm trải bao nhọc nhằn cơ cực lẫn ý chí mới giữ được Nước để truyền lại cho thế hệ chúng ta, thế thì không vì bất cứ lý do gì khiến chúng ta phải cúi nhục vô cảm thờ ơ trước thái độ ích kỷ nhu nhược vì quyền lợi riêng tư cho cá nhân và băng nhóm để qui hàng,nguyện làm Thái thú thần phục ngoại bang Bắc triều.

Đảng cộng sản VN vô trách nhiệm trước tiền đồ Tổ Quốc,vô thần,vô đạo nghĩa và hệ trọng hơn là đầu độc,lừa mị kéo theo cả một tập thể dân tộc theo con đường tội lỗi tày trời này.

Ngạn ngữ Việt Nam có nói:" Bần cùng sinh đạo tặc ".Trong hoàn cảnh ngặt nghèo khó khăn nhất định,con người ta có thể quẫn trí mà làm liều,điều này,ở mức độ nào đó,có thể cảm thông được.Nhưng rất đáng trách và hơn nữa là thật đáng khinh bỉ khi một người hoặc một nhóm người đã có dư thừa uy quyền tiền bạcnăn uống chi tiêu cờ bạc phung phí, nhà lầu biệt thự xe sang vợ bảnh con du học...mà vẫn còn muốn gom cả giang sơn về mình thì chẳng những đáng khi miệt mà còn là một trọng tội.

Nếu quả như đảng cộng sản đã thực thi cho những gì mà họ đã dầy công quảng bá cho nền độc lập,sự ấm no,niềm hạnh phúc,xã hội công bằng phát triển và văn minh thật sự thì không ai điên khùng hẹp hòi gì mà phê phán hoặc chống đối.Sự thật thì hoàn toàn ngược lại.Người cộng sản đã lì lơm trơ trẽn một cách kiên trì để rêu rao lừa mị dân chúng với những chiếc bánh vẽ chứa đầy chất độc.Họ không vì Đất Nước,không vì Tổ Quốc Nhân Dân chi cả mà thực tế,dinh thự đồ sộ của đảng ủy,của nhà nước,biệt thự xe hơi nhà lầu khách sạn công ty đất đai tài sản tiền vàng châu báu,gởi nước trong nước ngoài đầy ắp .Ở Việt Nam,thằng quan nào,con đảng nào mà chẳng giàu sụ ,gởi cả con cháu,mua nhà cửa ở ngoại quốc.Thế !.Không là ích kỷ,không là tham lam,không là vô lương bất chánh,vô đạo đức thì là gì ?.

Một phường cầm quyền mà từ trung ương đến địa phương,từ Tổng bí thơ Thủ tướng đến lãnh đạo các quận huyện,thậm chí thị trấn xã,các ngành các cấp,có ai dám chứng minh cho mọi người biết là các cấp kể trên không tham nhũng ?.Đó là sự thật,một thật trần truồng mà không ai có thể biện minh bằng bất cứ thứ từ ngữ nào.

Một chính phủ không có đạo đức,không còn lòng tự trọng cho bản thân gia tộc và quốc thể là một chính phủ xấu xa thấp kém đáng phải vứt đi.Dứt khoát.

Sự hệ lụy nhục nhã từ những người cầm nắm vận mệnh Đất Nước đưa đến hình ảnh man rợ tiêu cực trong xã hội mà báo đài cũng như nhiều người từng mục kích. Còn hình ảnh nào dã man hơn khi một cô gái xinh xắn lành lặn bị đám côn đồ giựt dọc ,đạp té xe , vỡ cả khuôn mặt,gãy cả cánh tay chỉ vì sợi dây chuyền vàng 5 phân!.Cô gái nằm sóng sượt trên vũng máu,cái ví sổ ra vài trăm ngàn tung tóe,người đi đường bàng quan vô cảm nhưng không thể nén nỗi lòng tiếc,tranh nhau nhặt từng đồng tiền của nạn nhân để làm của riêng. Nếu ai đó còn chút đọng lòng trách móc sao không đuổi cướp thì sự trả lời là sợ bị bọn băng đảng trả thù.



Ảnh minh họa

Đất nước nào cũng vậy,thanh niên là rường cột của quốc gia.Ở Việt Nam phần đông những rường cột này khi được hỏi ý kiến " Nhà nước tham ô,giặc ngọai bang đang lăm le xâm chiếm quê hương,bạn nghĩ gì ?. " : " Tôi không biết,tôi chỉ lo kiếm tiền.Việc đó,để người khác lo..." !.

Xã hội Việt Nam ngày hôm nay,hỏi mấy ai có được sự bình yên thật sự?.Có ai là không từng bị lừa đảo giựt dọc,kể cả " Việt kiều " ?.Một xã hội mà sự ngao ngán đã lên đến tột độ cùng cực và toàn diện.

Dưới chế độ cộng sản, sợ hãi đã trở thành một tập tục!. Sự sợ hãi ấy đã vượt xa tình cảm,đạo lý và lòng nhân ái tối thiểu của một con người.Liệu rằng,chúng ta có nên sợ hãi quá xa mức cần thiết ấy không ?.

Khi một xã hội không coi trọng đạo lý,mà trong đó nhà cầm quyền là một tập thể chủ chốt cốt cán không còn đạo đức thì viễn ảnh của quần thể ấy sẽ đi về đâu ?.Bên bờ vực của hố thẳm vong nô,mọi cá nhân phải tự vượt qua u ám mê muội,hãy sớm thức tỉnh trước khi quá muộn,không thể chần chờ chi thêm nữa.

Nguyên Thạch
Tháng Tám-2011

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2011

Relax: Video ra mắt tt "Bốn Phương Chìm Nổi"

Relax: Video ra mắt tt "Bốn Phương Chìm Nổi"


Kính mời xem video ra mắt tt :

Việt Dương Nhân
Paris 25-10-1998
Bốn Phương Chìm Nổi  
Kính dâng Thầy Thích Minh T.

Con biết thân con phận lạc loài
Cam đành chấp nhận số mà thôi
Bốn Phương Chìm Nổi như mây khói
Mặc tình giông gió cuốn đùa trôi.

Bốn Phương Chìm Nổi con nào dám,
Trách Trời hay tạo Hóa bất công.
Đời con như thuyền trong cơn sóng
Vùi dập tơi bời giữa biển Đông.

Bốn Phương Chìm Nổi lắm long đong
Nay còn chút tâm tình ước mong:
Sao cho tất cả đều được phước
Trải một kiếp người
TÂM trắng trong.


(Paris 13ème , đêm đông 05-01-1994)

***
Chờ thêm chút nữa sẽ "bay" về nơi chôn nhau cắt rún !!!

 

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2011

"Việt Dương Nhân và Cát Bụi" - Nguyễn Hữu Nhật - Sương Anh diễn đọc


" Vườn hoa, nụ hồng, hương thơm và tiếng hát...
là những gì tượng trưng cho hạnh phúc con người

Việt Dương Nhân,
qua tập thơ Cát Bụi,
muốn gửi tặng cho đời.
Xin tặng cho đời...một vườn bông
Xin tặng cho đời...những nụ hồng
Xin tặng cho đời...hương thơm ngát
Xin tặng đời...lời hát êm trong... (VDN) "

Nguyễn Hữu Nhật



Âm Bản - Nguyễn Hữu Nhật
Việt Dương Nhân và Cát Bụi

Sau tập thơ Bốn Phương Chìm Nổi, Việt Dương Nhân trong những nhà thơ ở Paris, với sức sáng tác sung mãn, lại gửi đến quý bạn thơ thi phẩm, Cát Bụi, đã nói lên được nhân sinh quan của Việt Dương Nhân về thân phận con người trong cuộc đời tạm bợ nầy, Cát Bụi gửi đến lời chúc tốt :


Mong cầu đây đó vui cười.
Đừng cho Cát Bụi...ngậm ngùi ngày mai.

Việt Dương Nhân coi thơ như vầng trăng, như ánh mặt trời và thơ còn là chiếc thuyền đưa những tâm hồn đau khổ, từ bờ bên nầy, sang qua bờ bên kia hạnh phúc. Thơ đã giải thoát cho chính tác giả khỏi những băn khoăn, phiền muộn một đời ray rức :
Không thắc mắc, bồi hồi gì nữa.
Mà thấy nhẹ nhàng thanh thản...thôi.

Trong nỗi vui mừng tìm ra ý nghĩa tốt lành của đời sống riêng mình, Việt Dương Nhân hân hoan chia xẻ cùng mọi người :
Xin tặng cho đời...một vườn bông
Xin tặng cho đời...những nụ hồng
Xin tặng cho đời...hương thơm ngát
Xin tặng đời...lời hát êm trong...

Vườn hoa, nụ hồng, hương thơm và tiếng hát là những gì tượng trưng cho hạnh phúc con người mà Việt Dương Nhân, qua tập thơ Cát Bụi, muốn gửi tặng cho đời. Còn chính tác giả :
Cố quên bao chuyện âu sâu
Thả hồn theo gió hòa vào hư không.

Nổi âu sầu không chỉ một đời riêng tác giả mà nó giàn rộng ra, cùng khắp quê hương, nơi mà Việt Dương Nhân vẫn gắn bó :
Ai về quê Mẹ xin cho gởi,
Một khối tình thương rải khắp nơi.

Khát vọng thanh bình cho một quê hương từng binh lửa lâu dài, nồi da sáo thịt, củi đậu lại nấu đậu chỉ vì thứ học thuyết mang từ bên ngoài vào mà anh em trong nhà tương tàn. Tựa hồ như đồng ruộng quê nhà chỉ hợp với tiếng hò, lời ca vọng cổ, tâm hồn nông dân đất Việt chưa thấm được cái cuồng động của nhạc Rock Tây phương, Tâm hồn Việt Nam là ‘’bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn’’. Thứ học thuyết, giai cấp đấu tranh, gây oán chuốc thù chỉ càng làm cho đất nước suy yếu. Việt Dương Nhân lo lắng :

Một đời tâm trí chẳng an,
Khối sầu mãi đọng ngập tràn trong tim.

Nhà thơ sinh ra từ những mùa hoa đậu bắp ở Bình Chánh, Gia Định, những ngõ tre mát rượi ngày hè, những đêm trăng sáng ngó các ngọn dừa như đuôi chim công xòe ra trên nền trời đất bạc.
Việt Dương Nhân ra đời sớm, thân lập thân, sức mạnh duy nhất nơi tuổi thơ là tình cảm của một con người không chịu sống lệ thuộc vào người khác, Ba mất sớm. Mẹ có một đời riêng cũng không vui. Người chị dâu khe khắt. Với một tuổi thơ không có tuổi thơ, Việt Dương Nhân rời nhà, xa ruộng đồng và lên tỉnh, Bây giờ nhớ lại lòng còn buồn bã :

Tay nâng ly rượu, rượu cũng hững hờ !
Hớp vô một ngụm, cay bờ môi thâm...

Sài Gòn, trong thơ Việt Dương Nhân, như lãng quên, như nhung nhớ, vì ‘’ Sài Gòn là nơi chôn nhao, cắt rún’’. Còn Paris, ‘’còn Paris, con khôn lớn trên đời’’. Gia Định, Sài Gòn và Paris, ba địa danh lớn lao trong đời nhà thơ. Từ một em bé gái mười hai tuổi rời nhà cho tới nay một thiếu phụ trên năm mươi vẫn xa nhà. Nhưng nhờ thấm thấu tinh thần nhà Phật, Việt Dương Nhân hiểu rằng ''trong ba ngàn thế giới lớn, nơi đâu chẳng là nhà'', nhưng ngôi nhà thời thơ ấu và tình thương Mẹ vẫn thường dậy lên trong lòng tác giả bao mối cảm hoài :

Dĩ vãng buồn !
Gởi lại đất Sài Gòn !
Dĩ vãng sầu !
Cất dấu ở Paris !
Một đời hai dĩ vãng,
Sẽ chôn nơi chốn nào ?

Rún phải cắt, nhau có thể chôn, nhưng dĩ vãng dù buồn hay vui, người ta khó có thể chôn được nó, bởi vì nó là một phần của đời sống, hay chính nó kết lại thành đời sống. Việt Dương Nhân từng chôn chặt dĩ vãng ở trong lòng. Nó bật dậy, sống lại mạnh mẽ trong thơ, không ai chôn được dĩ vãng. Người ta biến nó thành một sức mạnh tâm hồn, đẹp như tình mẫu tử :

Căn phòng xưa cũ vẫn còn
Con về cho mẹ đở mòn xác tâm.

Người chối từ dĩ vãng cũng như một dân tộc chối từ lịch sử của mình ? Việt Dương Nhân đi nhiều nơi trên thế giới và dù muốn hay không, tác giả của tập thơ Cát Bụi cũng là dân sống ở Paris lâu năm, những xa hoa cũng từng trải, nhà thơ vẫn tâm sự chân tình về một dĩ vãng nhiều thua thiệt, đau buồn của mình. Không một lời trách cứ. Bởi Việt Dương Nhân coi mỗi đời người như một cánh lá. Từ khi xuân xanh tới lúc thu vàng :

Nhìn qua song cửa buổi chiều nay
Thấy bao chiếc lá hững hờ bay
Trên cành rơi xuống, dường kinh hãi
Như sợ chân người dẫm nát...thay !

Khoảnh khắc thấy được cái ngắn ngủi của đời sống, nhà thơ hiểu ra lẽ đạo, mọi vui buồn trong đời không lớn lao như người ta tưởng, và dù cho có lớn lao đến đâu, những vui buồn ấy cũng nằm trong cái mỏng manh, qua đi rất nhanh :

Nhìn bầu trời xanh xanh.
Tiếng chim hót trên cành.
Mùa xuân đi qua nhanh.
Kiếp người sao mỏng manh!

Chỉ có thơ, thơ chôn đi được nỗi buồn và làm sống lại niềm vui, ngay trong lúc sáng tác, Việt Dương Nhân trở thành một người cầm bút không phải vì muốn đua chen chữ nghĩa với đời, mà vì chính trong lòng có bao nhiêu điều nếu không viết ra thì khổ lắm. Trước hết là nuối tiếc một thời đã qua :

Đêm khuya im vắng buồn tanh,
Mượn cây bút nhỏ dệt thành bài thơ.
Thẩn thờ hồn mộng, tâm mơ,
Phải chi trở lại tuổi thơ thuở nào...

Một tuổi thơ không quần áo đẹp, không đồ chơi, không đủ ăn và hơn thế nữa, không được vỗ về, an ủi. Tự kiếm sống bằng hai bàn tay trắng. Nụ hoa vươn lên. Rồi nở. Nở không vì mình mong muốn. Mối tình đầu đời lỡ dở với dư vị đắng cay :

Tội thân hoa
Không dám nói một lời
Phải chấp nhận
Vì đời cần sự sống.

Ước mơ của người con gái, thuở Việt Dương Nhân mái tóc chớm xanh, trong thanh bạch không mong giàu có, trong thất thế không trông địa vị, chỉ một lòng thao thức được trở thành :

Chẳng phải vì một chút lợi danh.
Nó mơ từ độ tóc còn xanh.
Mơ thành thi sĩ, hay văn sĩ,
Mà sự học hành quá mỏng manh !

Bỏ học, đi làm, rồi vừa đi làm vừa đi học, trong hoàn cảnh nào cũng khó khăn. Cái khó khăn trước hết của một người có nhan sắc bị lưới đời vây bủa, cùng với trách nhiệm tự ràng buộc gánh vác, chia xẻ cùng những người thân yêu cơ cực, tất cả như một hàng rào ngáng đường tiến thân cho một thiếu nữ con nhà nghèo. Chúng ta trân trọng một tấm lòng thành thật :

Đời Kiều không nghĩa lý gì !
Còn em biết gọi là chi giữa đời ?
Kiều, mười lăm năm chơi vơi.
Em, bốn mươi sáu năm đời khá lâu.

Người nào không yêu quý mẹ mình thật là một bất hạnh lớn lao. Do tình cảnh ngoài ý muốn, những năm nhà thơ bé bỏng, bà mẹ không được ở gần để che chở, chăm sóc khiến nhà thơ phải sống nay đây, mai đó vất vả vô cùng. Vậy mà Việt Dương Nhân vẫn một lòng yêu quý mẹ, biết ơn sinh thành của mẹ. Năm tháng làm mòn mỏi thể xác nhưng tâm hồn nhà thơ vẫn phơi phới, nồng ấm tình người muôn thuở :

Thân con như đã rã rời,
Mà lòng vẫn giữa như thời xuân xanh.

Thời của xuân xanh, thời của tình yêu mới lớn, thời của giọt sương cũng ra châu ngọc, thời của cánh cò trắng vút bay trên hàng dừa nước, những cánh đồng lúa vàng Bình Chánh từ ngã ba Phước Cơ về Hưng Long, những địa danh nổi tiếng thời chiến như Bà tà, Tân Nhựt, tân Kiên... Nơi mà :

Bao nhiêu chất chứa tình thương,
Thương về quê Mẹ vấn vương vạn sầu...

Phần đông người ta muốn thời gian đi chậm, đồng nghĩ với sự kéo dài đời sống, tại sao Việt Dương Nhân lại mong ước :

Ta muốn gào lên cho vỡ đất trời
Cho tan nát hết cõi đời nầy đây
Thời gian hỡi ! sao cứ hững hờ bay
Hãy nhanh đi chớ, cho đời qua mau.

Câu trả lời thật giản dị, thời gian không phải là ‘’đơn vị sống’’ ở kiếp nầy, bởi tình yêu theo Việt Dương Nhân, không tính bằng năm, bằng tháng, mà được tính bằng những kiếp người

Xin hẹn kiếp sau ta sẽ nói,
Kiếp nầy đành gói trọn riêng thôi... !

Mười năm nhớ lại một người, của mùa thu cũ, nỗi nhớ khôn nguôi. Không nói ra được thì phải viết. Tình yêu là mâu thuẫn ? Ngày mong qua mau. Nhưng đêm thì muốn chậm lại :

Đêm nay nhớ lại một người,
Của mùa thu cũ hơn mười năm qua.

Bởi vì đêm có những giấc mộng, trong giấc mộng người thường gặp người, khi mộng tàn canh, người tỉnh dậy cô đơn :

Chợt tỉnh rồi, ôm thương nhớ bơ vơ
Lòng nuối tiếc, muốn đêm dài muôn thuở !

Thơ Việt Dương Nhân, có nhiều chỗ như văn nói mộc mạc, thiếu chải chuốt, nhưng cũng nhờ thế mà tiếng lòng của nhà thơ có được ngôn ngữ riêng biệt, không bị ảnh hưởng tiếng nói của bất kỳ nhà thơ nào. Nó là tiếng kêu tụ nơi tâm hồn tác giả :

Nhờ gió làm ơn gặp một người
Nói rằng : ta đợi mỏi mòn hơi
Hãy về cho kịp, không ta chết
Xin giúp dùm ta nhé gió ơi !

Tình yêu, trong đời một người đàn bà, dù thuở xuân hay buổi tàn thu, bao giờ cũng là một ám ảnh khôn nguôi, người đàn bà có thể chịu sống thiếu thốn mọi thứ, chỉ trừ tình cảm :

Hồn ta như đã lâng lâng
Bỏ chăn gối lạnh một lần nữa đây !

Nhưng một người đàn bà biết suy nghĩ, như Việt Dương Nhân, hai lần khổ hơn so với những phụ nữ khác không bận lòng vì tình yêu quê hương. Quê hương làm động tâm nhà thơ không chỉ hình ảnh bà mẹ già ở quê nhà chờ mong con cháu về xum họp. Quê hương không chỉ là những trẻ thơ tan tác trong chiến tranh và trôi dạt thời hậu chiến. Nó còn là tiếng ca ai oán của làn hơi ''vọng cổ hoài lang'' của ông sáu Lầu. Nhớ chồng khi nghe tiếng trống. Tiếng trống đêm thời Pháp thuộc đưa những người yêu nước đi đày. Nhà thơ cho biết ông nội của mình làm ''tay sai'' cho ''thực dân'' mà người cha lại đi ''kháng chiến'' chống Pháp. Nghịch cảnh gia đình đó không làm giảm lòng gắn bó của Việt Dương Nhân với quê mẹ Việt Nam. Nhà thơ cảm ơn Paris, đất dung thân, nhưng biết ơn Sài Gòn và tạ ơn quê nhà Gia Định. Nhớ mãi từ bát canh chua cá Ngác, tới miếng dừa nước trong veo. Mùi rơm rạ sau mùa gặt. Đặc biệt là vọng cổ, một loại hình nghệ thuật dân gian, giọng sầu thảm, nhưng hơn bất kỳ thứ dân ca nào trên thế giới, bởi sau khi cất lên được tiếng than người ta thấy nhẹ lòng. Vọng cổ, bản chất là thơ, có thể dựng thành ca kịch với nhiều thể điệu khác nhau. Nhị hồ, tức đàn cò, một thứ vĩ cầm Đông phương dìu dặt. Phải là người miền Nam mới thấm thấu được cái hay của vọng cổ. Nó đặc biệt như cây đàn guitar phím trũng, chứa đầy những thanh âm :

''Trưởng huynh ơi ! Đời em là một cánh chim đơn, với cuộc sống thăng trầm gặp bao cơn giông tố, giờ đây em xin bỏ đời cát bụi, cặm cuội ngồi nhà mà cầu nguyện thế gian, và cầu cho Quốc Thái Dân An, mong đất Mẹ Việt Nam có một vầng trăng sáng, rồi đây với những tháng ngày Nắng-Mới, đàn chim Việt sẽ vỗ cánh bay về''.

Vọng cổ, dưới ngòi bút Việt Dương Nhân, không hề ai oán. Thú vị vô cùng khi chúng ta hình dung, trên bờ sông Seine có một người phụ nữ phương Đông bề ngoài Tây hóa, mà trong lòng lại rất Việt Nam, vẫn âm thầm soạn các bài vọng cổ :

''Lấy lửa công minh mà đốt quyền độc trị, cho nước Việt mình có Dân chủ Tự do, và nhà nhà được cơm no áo ấm, hưởng mọi quyền người như tất cả nhân sinh, hơn hai mươi ba năm chiến chinh đà nguội lạnh, mà sao còn nghi ngút lửa thù căm...''

Việt Dương Nhân với tư cách nhà thơ hay soạn giả các bài ca vọng cổ, trước sau vẫn chỉ là người đa cảm, biết thương yêu và chia xẻ cùng thân thích, bạn bè, thương nhớ quê nhà và lòng cháy bỏng một niềm mơ ước chung cho cả dân tộc mình.
"Hãy làm sao cho sáng ngời nước Việt, cho dân tộc mình một cuộc sống bình yên".

Nhưng ở đây, trong bài viết nhỏ nhoi nầy, tôi chỉ muốn nói tới một Việt Dương Nhân nhà thơ. Nhà thơ của Sài Gòn ba trăm tuổi 1668-1998, nơi mà nước mắt và tiếng cười của nhà thơ từng đổ ra, bật lên với bao kỷ niệm :
Yêu em từ thuở vào đời,
Khi cành hoa búp lả lơi gió chiều.
Áo dài tha thướt dập dìu,
Màu hoa cà tím mỹ miều nhởn nhơ.

Em là Gài Gòn, em là kỷ niệm, em là ngày sáng nắng bừng lên ở phía chân trời quê mẹ. Còn ta, Việt Dương Nhân, thường đêm thao thức nơi quê người, ngồi viết một mình, một bóng :

Ta còn ngồi viết mấy dòng,
Cho vơi đi bới nỗi lòng nầy đây !

Bạn đọc yêu thơ Việt Dương Nhân, qua Bốn Phương Chìm Nổi, còn tìm gặp được một tâm hồn sau bao đau thương vẫn :

Bây giờ còn mộng với mơ,
Dệt lên được mấy vầng thơ cuối đời.

Nhưng tới Cát Bụi, chúng ta chỉ thấy một Việt Dương Nhân thanh thản, không buồn vui, không mơ mộng, thoát ra khỏi được ảo ảnh ‘’chấp ngã’, vươn tới một không gian rộng lớn :

Cố gắng vượt qua lượn sóng đời,
Vượt luôn giông bão giữa trùng khơi
Thân còn hiện hữu trong trời đất,
Bốn bể lanh quanh thế mà thôi...!

Nếu không tự giải thoát được, theo Việt Dương Nhân, ngôi nhà cũng như cuộc đời, khi cuộc vui tàn, tiếng đàn, giọng hát lắng ngưng, những người khách xa dần rồi khuất hẳn, chỉ còn trơ lại chủ nhà với nỗi buồn nhiều hơn trước khi có cuộc vui :

Đêm nay nhà thật là vui,
Đàn ca ngân hát, ôi thôi tưng bừng.
Cuộc vui nào, khỏi tàn ngưng ?
Mình ta còn lại, bỗng dưng thấy buồn.

Không chỉ cuộc tình, mà toàn bộ cuộc sống, tự thân nó đã là Cát Bụi. Anh và em, ở đây, như bản thể và tha nhân, mình và người, giữa nhà thơ và sự mơ mộng chỉ còn lại sự nhớ thương :

Tỉnh rồi, anh biến đi dâu ?
Để em ở lại ôm sầu nhớ thương.

Nguyễn Hữu Nhật
***

Thay lời tựa thi tập
"Cát Bụi"

của Việt Dương Nhân

Tôi từ đâu đến đây không biết
Về nơi nao Cát Bụi chẳng hay
Thân chuyển mãi vòng quay bất tận
Tâm một viền trăng sáng đâu lay...

*

Cảm ơn bạn đọc thơ tôi
Tiếng lòng của kẻ bồi hồi nhớ quê
Cánh đồng im lặng tái tê
Cánh chim lẻ bạn bay về chiều xưa

Trên bờ ao cũ nắng thưa
Tiếng cười trẻ dại bây giờ còn vang
Dù đời sớm gặp phũ phàng
Cha đi kháng chiến, mẹ sang thuyền người

Tuổi thơ chiếc bóng bên trời
Khuya lau nước mắt sầu đời bạc đen
Đêm mong soi tỏ ngọn đèn
Để coi chiếc bóng mình quen một mình

Thơ tôi là cõi lặng thinh
Chung quanh thiếu một cái tình người ta
Năm mười hai tuổi rời nhà
Bước chân mỗi bước xót xa phận nghèo

Phố phường bước nhỏ mừng reo
Đầu đời tinh lỡ buồn theo tháng ngày
Trước sau trắng hai bàn tay
Hai bàn tay trắng vốc đầy thương yêu

Thơ tôi chiếc lá cuối chiều
Rụng bay đất khách nghe nhiều đắng cay
Cánh sen bùn lắm phương nầy
Vẫn mơ phương ấy vòng tay mẹ hiền

Chỉ mong đời bớt đảo điên
Mười phương Phật độ bình yên nẻo về
Thương mình khi tỉnh, lúc mê
Chập chờn hư, thực lạnh tê một đời

Cảm ơn bạn đọc thơ tôi
Bốn Phương Chìm Nổi người ngồi tĩnh tâm
Tiếng đàn, giọng hát, lời ngâm
Chỉ như bè nổi âm thầm qua sông

Tới bờ vắng lặng hư không
Buồn vui của những chuyện lòng sớm quên
Bởi chính hồn mình chưa yên
Hỏi thân Cát Bụi ưu phiền sao qua

Thơ tôi cảm tạ gần xa
Tấm lòng tri kỷ nở hoa sen vàng.

*

Tạ ơn các bạn gần xa
Đem lòng thương mến tặng hoa bằng lời
Mai sau mỗi người một nơi
Hương thơm còn gởi lại đời mến thương

Nguyễn Hữu Nhật
(Na Uy, Oslo 1/1999)