Thứ Năm, 23 tháng 2, 2012

Kính mời đọc và thưởng thức >> Thiên Tài Âm Nhạc Frédéric Chopin - Những Người Tình Của Chopin (VHLA st)

Date: Thursday, February 23, 2012, 11:12 AM

Tôi nghe nhạc "Sô-panh", tôi viết về ông, một thiên tài âm nhạc, ông như Beethoven hay Hàn Mặc Tử của chúng ta, những nghệ sĩ đã không may mắn trong cuộc đời tình ái. Nếu Hàn Mặc Tử có Mai Đình cưu mang thì "Sô-panh" có George Sand, một nhà văn nữ của nước Pháp, tác giả của những tác phẩm điển hình như Le Dernier Amour, La Petite Fadette, L'Homme de Neige, Rose et Blanche, Valentine, hay La Comtesse de Rudolstadt.

Related links:
http://chimviet.free.fr/truyenky/viethai/vhal057.htm

http://chimviet.free.fr/truyenky/viethai/vhal055.htm

http://chimviet.free.fr/truyenky/viethai/vhal050.htm

http://chimviet.free.fr/tacgia/viethai.htm


Hôm nọ tôi được xem bài thơ của chị Phạm Thanh Lan, tức nữ ca sĩ Thanh Lan, có nhắc đến thiên tài "Sô-panh" và George Sand, xin trích dẫn một phần liên quan đến hai vị này. Bài mang tên "Phím Đàn", chị Thanh Lan vốn xử dụng dương cầm, son passe-temps favori...

 
Le dernier piano de Frédéric Chopin
(*)

Nhạc dập dìu đưa em vào mộng
Trưa hè ngồi thơ thẩn buồn hiu
Tiếng nhạc lòng biết bao nhiêu
Em chỉ có Chopin làm bạn...

(... trích đoạn còn tiếp)

Mấy năm rồi sao em chẳng thế
Quên buổi chia ly giữa chiều tàn
"Nhạc buồn" vào hồn em rót nhẹ   (1)
Gợi trong em mê đắm muộn màng.

Thanh Lan

(1): "Nhạc buồn" là tựa đề bản nhạc Tritesse của Chopin, nhà soạn nhạc và nhạc sĩ dương cầm người Ba Lan (1810-1840. Cha là người Pháp, mẹ là người Ba Lan - người yêu của nữ văn sĩ Pháp Georges Sand. Ông qua đời vì bệnh lao phổi.

* (Thanh Lan gửi bản copy này đến anh chị em
Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ trong tâm tình nghệ sĩ,
ngày 14 tháng 2 Valentine)

Xin cám ơn chị Thanh Lan, chính vì bài thơ này nên VH xin post bài về nhị vị "Sô-panh" và George Sand.

Tristesse De Chopin, Danielle Licari trình bày:
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=wthq8Mvhkz

Sầu Chopin, Lệ Thu trình bày:
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=EF4K8318Cq

Adieu Tristesse (Etude in E, Op.10 No.3), do Maastricht Salon Orchestra
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=c16vwtlRUq

Dieu Tristesse, do Frédéric Chopin trình bày
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=SsXWEsrtD5




VHLA xin mời... quý ACE trong tổ chức Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ, forums Thân Hữu Ánh Dương, Từ Cánh Đồng Mây, Mộng Viễn Phương (Theo Ánh Tinh Cầu), Truyền Thông Báo Chí, Tin Văn Nghệ Sĩ, Câu Lạc Bộ Văn Nghệ, Tâm Tình Văn Nghệ Sĩ và Tình Bằng Hữu, cùng các forums bạn về văn học, âm nhạc và nghệ thuật....

Thiên tài âm nhạc Frédéric Chopin 

Việc chẩn đoán này khả dĩ giải thích một số vấn đề sức khỏe đã "hành hạ" nhà soạn nhạc thiên tài của Ba lan trong cuộc đời ngắn ngủi của ông.

Âm nhạc của Frédéric Chopin gây cảm động và diễn cảm. Nhà soạn nhạc và chơi dương cầm này là người ốm yếu và chết trẻ khi mới 39 tuổi. Qua nhiều năm, các chuyên gia đã đề nghị nhiều cách chẩn đoán vấn đề sức khỏe của ông, từ rối loạn lưỡng cực (bipolar disorder) tới bệnh phổi. Một cuộc phân tích mới đã có một lý thuyết khác.

Các nhà nghiên cứu nói rằng Chopin thường xuyên bị ảo giác, có những đợt u uất và các triệu chứng khác cho thấy ông bị chứng động kinh (epilepsy). Phát hiện này có thể có cách nhìn khác về thiên tài âm nhạc Chopin và cuộc đời ngắn ngủi của ông.
Manuel Várquez Caruncho, chuyên gia X quang tại Xeral-Calde Hospital Complex ở Lugo, Tây ban nha, nói: "Ảo giác của Chopin được coi là cách biểu hiện một tâm hồn nhạy cảm, một con người lãng mạn. Chúng tôi nghĩ rằng nên tách cách nhìn lãng mạn ra khỏi thực tế để có thể hiểu hơn về con người này". Kết quả khám nghiệm tử thi của Chopin đã thất lạc từ lâu, nhưng nhiều khoa học gia và sử gia đã viết về sức khỏe của nhà soạn nhạc thiên tài này.
Chopin sinh năm 1810, luôn khổ sở vì khó thở và sốt. Ông ốm yếu, thường bị ho và bị nhiễm trùng phổi. Hồi nhỏ ông bị tiêu chảy, lớn lên bị đau đầu dữ dội, rồi ông bị chứng u uất hành hạ. Cách chẩn đoán thường được đề nghị nhất về vấn đề sức khỏe của Chopin là u xơ nang (cystic fibrosis) và thiếu alpha 1-antitrypsin - một dạng bệnh phổi di truyền. Người ta không nghĩ ông bị trầm cảm, rối loạn lưỡng cực và bệnh tim.
Chắc chắn bệnh phổi đã cướp sinh mạng của Chopin. Nhưng với kinh nghiệm của một chuyên gia, Várquez Caruncho đã xem bệnh án của nhà soạn nhạc này, ông chú ý các triệu chứng có vẻ cho thấy chứng rối loạn tai biến (seizure disorder) - bệnh này chưa hề được nhắc đến trong bệnh án của Chopin. Várquez Caruncho rất thích nhạc Chopin nên đã mải mê nghiên cứu các tài liệu về Chopin, kể cả "Lịch Sử Đời Tôi" (The History of My Life) của George Sand - nữ tiểu thuyết gia người Pháp. George Sand và Chopin đã có những năm yêu nhau từ giữa thập niên 1830.
Chuyên viên X quang Várquez Caruncho chú ý tới những chi tiết "ăn khớp" với chứng rối loạn tai biến. Trong một lá thư gởi cho con gái của bà Sand, Chopin cho biết tại sao ông đột ngột rời khỏi phòng khi đang chơi bản Sonate cung Si giáng thứ trong buổi hòa nhạc năm 1848: "Tôi bất chợt thấy trong thùng đàn dương cầm có những sinh vật bị nguyền rủa như đã xảy ra với tôi vào một đêm sầu thảm tại tu viện Carthusian".
Sand viết về "những kẻ khủng bố và ma quỷ" mà Chopin không thể vượt qua. Bà nhắc đến "nỗi lo về sự tưởng tượng của ông". Chính Chopin cũng diễn tả cảm giác "xa xôi - như thường có trong khoảng không gian xa lạ nào đó".
Várquez Caruncho chú ý một số cách mô tả sự ảo giác của Chopin như phức tạp, thị giác và tái phát, kéo dìa từ 2 phút trở lên, và Chopin có thể nhớ chính xác các chi tiết. Thị giác đôi khi khiến ông cảm thấy xa rời thực tế. Chúng thường xuất hiện vào chiều tối hoặc kèm theo sốt.
Várquez Caruncho và nhà thần kinh học Francisco Brañas Fernández viết trên trên tạp chí Medical Humanities: "Vì Chopin không nghe nói đến tình trạng sức khỏe tinh thần của mình, ông không thể bị tâm thần phân liệt (schizophrenia), trầm cảm nặng, rối loạn lưỡng cực hoặc các dạng rối loạn tâm thần (psychosis)". Dựa vào các đặc điểm về ảo giác, các nhà nghiên cứu cho rằng có thể Chopin bị chứng đau nửa đầu (migraines) với sự thoáng qua và độc tố của thuốc.
Người ta cho rằng Chopin bị chứng động kinh thùy thái dương (temporal lobe epilepsy), có thể tạo u sầu và ảo giác vì sợ hãi, lo lắng, mất ngủ và trầm cảm. Chấn động không nhất thiết ảnh hưởng bệnh. Bệnh này thường là dạng động kinh cục bộ và chỉ ảnh hưởng một phần não, chưa thấy mô tả khi Chopin còn sống. Một nhà thần kinh học xác định bệnh này hơn 10 năm sau khi Chopin qua đời năm 1861.
Barbara Dworetzky - trưởng khoa động kinh, EEG và Giấc ngủ tại Brigham và Bệnh viện phụ nữ ở Boston - nói: "Việc chẩn đoán chứng động kinh thùy thái dương được người ta đồng ý là vẫn có thể có cách giải thích khác". Chopin đã dùng thuốc phiện (opium) như thuốc, và thuốc phiện có thể gây ảo giác. Cũng có thể bệnh phổi của Chopin đã làm não mất oxygen, dẫn đến ảo giác.
Nếu lý thuyết mới là đúng, Chopin không là người nổi tiếng đầu tiên bị chứng động kinh thùy thái dương. Joan of Arc và Vincent Van Gogh cũng đã bị coi là bị chứng bệnh này.
Dù sao thì bạn bè của Chopin thường coi ảo giác của ông là cách thể hiện của thiên tài và bản chất nhạy cảm của ông. Phát hiện mới này cho thấy các thời kỳ này chỉ là triệu chứng của một chứng rối loạn nào đó chưa xác định. Dworetzky nói: "Đa số những người bị động kinh đều là chính họ, và rồi họ cũng bị tai biến. Không phải chứng động kinh khiến họ trở nên thông minh và là thiên tài".

(bài của Trầm Thiên Thu,
Chuyển ngữ từ Discovery News)

Frédéric Chopin & George Sand

Những Người Tình Của Chopin

"Sopanh" (Frederic Chopin), nhà soạn nhạc thiên tài Ba Lan, là người của đam mê - đam mê âm nhạc và đam mê... phụ nữ. Có thể nói nhạc sĩ vĩ đại này đã sống chết với âm nhạc, sống chết với những mối tình si dành cho phái đẹp.

Frederic Chopin đã say viết từng nốt nhạc với niềm mê đắm để dành tặng những "nàng thơ" của mình. Ngay cả với những tình cảm không được đền đáp, âm nhạc của ông vẫn tuôn trào thành những giai điệu ảo diệu. Thậm chí buồn khổ vì thất tình còn trở thành "nguồn cơn" cho những kiệt tác của Chopin. Các bản mazurkas, waltz, polonaises... của ông đều đầy ắp cảm xúc chân thành và lắng đọng những trải nghiệm sâu sắc.

Films về Frédéric Chopin

Chopin đã nếm trải cả hạnh phúc lẫn khổ đau trong các mối quan hệ với đại diện của phái đẹp. Nhưng dù thế nào thì những người phụ nữ ấy cũng luôn đánh giá cao sáng tác của Chopin, ngưỡng mộ tài năng của nhà soạn nhạc vĩ đại này.
Chopin hẳn là có cung "đào hoa chiếu mệnh" nên ông rất được phụ nữ cưng chiều và luôn có một mối ràng buộc không thể tách rời họ. Diện mạo và tính cách của Chopin cũng có cái gì đó rất gần với phái đẹp – ông tinh tế, đa tình, dịu dàng và cực kỳ lãng mạn.
Tính cách mềm mỏng dịu dàng của nhạc sĩ được thừa hưởng từ  bà mẹ người Ba Lan, còn  niểm si mê đối với phái đẹp – hẳn là từ ông bố người Pháp. Chopin còn có ba chị em gái đều là những người rất trí tuệ.
Ngay từ thuở ấu thơ, phụ nữ đã có ảnh hưởng lớn đến cậu bé Frederic. Khi 9 tuổi cậu đã khiến họ phải ngạc nhiên và thán phục với khả năng âm nhạc thần đồng tỏa sáng trong các phòng khách quý tộc ở Varsava. Và chính từ các phòng khách ấy Chopin đã học được phong thái tao nhã làm bao người đẹp sau này phải say lòng.


Constance Gladkovskiy
(Mối tình đầu của Chopin)

Niềm đam mê đầu – một "ước nguyện" không thành:

Trong chòm sao nữ bao quanh cuộc đời Chopin có thể nói nữ ca sĩ Constance Gladkovskiy là một trong những ngôi sao sáng nhất. Mùa xuân năm 1829 chàng trai Frederic 19 tuổi, đã gặp cô ca sĩ trẻ này tại một buổi hòa nhạc của sinh viên Nhạc viện Varsava. Vóc dáng mảnh mai, mái tóc đen huyền và giọng nói mượt như nhung của nàng đã lập tức chinh phục chàng. Ban đầu Frederic chỉ "kính nhi viễn chi" trước Constance xinh đẹp luôn được vây quanh bởi đám đông hâm mộ. Nhưng rồi niềm đam mê âm nhạc đã kéo họ xích lại gần nhau.
Bị cuốn hút bởi Constance, Frederic đâm ra thờ ơ với mọi sự quan tâm của rất nhiều bóng hồng xung quanh. Trong thư viết cho một người bạn, ông phân trần: "...Bởi vì trong tôi, có lẽ, thật tiếc là đã có ý trung nhân cho riêng mình, đó là người tôi đã âm thầm và chung thủy tôn thờ gần nửa năm nay, người mà tôi luôn gặp trong những giấc mơ, người mà trong tâm trí tôi luôn hiện ra như một giai điệu khoan thai của khúc hợp tấu...".
Với tình yêu nồng nàn ấy, thời kỳ này nhà soạn nhạc trẻ tuổi đã viết nên một trong những bài hát hay nhất của mình, bài "Ước nguyện". Thời đại lãng mạn của thế kỷ XIX cùng với tuổi trẻ đầy đam mê đã đem lại cho Chopin những cảm xúc mãnh liệt để ông thể hiện chúng một cách tài năng trong những tuyệt phẩm âm nhạc của mình.

Tuy không muốn rời xa Constance, nhưng vì công việc, Chopin buộc phải đến Vienna (Áo). Vào một đêm trước lễ Giáng sinh Chopin đã viết cho một người bạn của mình rằng chàng thường hôn lên chiếc nhẫn mà Constance tặng lúc chia tay trong lúc soạn các bản nhạc.
Nhưng, như người ta vẫn nói, chẳng có gì trên đời này là vĩnh cửu cả. Ngay cả mặt trời còn dần dần lụi tắt thì tình cảm cũng có lúc phải nguội đi. Sau Vienna, Chopin lại sang Paris với hy vọng sẽ kiếm được nhiều tiền để chuẩn bị kết hôn. Nhưng tại Paris, một ngày kia, dù chưa quên lời thề nguyền với Constance về một tình yêu vĩnh hằng, Chopin đã không thể cưỡng lại sự quyến rũ của một quý bà tuyệt đẹp và trải đời tên là Dolphins Pototskaya. Sau người đàn bà Ba Lan kiều diễm vốn thay người tình như thay áo đó, Chopin còn vướng vào vài cuộc tình nho nhỏ với những người đẹp khác cũng chẳng mấy đoan trang.
Hẳn là biết người yêu thay lòng đổi dạ, Constance đã quyết định kết hôn với Joseph Grabovski - một người "ngoại đạo" đối với nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng. Grabovski thậm chí đã phản đối việc vợ mình xuất hiện trước công chúng và nữ ca sĩ tài năng này đành phải từ bỏ nghiệp cầm ca. Năm 30 tuổi nàng bị mù, và mãi đến cuối cuộc đời dài gần 80 năm của mình nàng mới đốt đi những lá thư da diết bên dưới ký tên Frederic Chopin.
Về phía Chopin, chàng đã bị sốc trước tin Constance kết hôn. Chàng bị dày vò bởi sự thiếu bản lĩnh của mình, bởi chàng không thể làm gì để thay đổi tình hình. Chopin cho rằng nếu không phải bôn ba kiếm tiền thì hạnh phúc đã không vuột khỏi tay chàng!
Nỗi muộn phiền mang tên Maria
Nhưng rồi, chính Frederic cũng không thể tin rằng chàng lại có thể quên đi mối tình đầu nhanh đến vậy. Một bóng hồng khác đã xuất hiện và cuốn hút chàng chẳng khác gì Constance trước đây. Đó là Maria, cô em gái của anh em nhà Vodzhinski (một gia đình quý tộc Ba Lan) mà chàng quen biết.
Maria Vodzhinskaya nhỏ hơn Chopin chín tuổi. Thiếu nữ Ba Lan này không xinh đẹp nhưng có sức hút riêng. Từ nhỏ cô đã say mê hội họa, âm nhạc, am tường văn chương. Cô còn giỏi ngoại ngữ, biết làm thơ và hát cũng không tồi. Và Chopin đã bị chinh phục bởi vẻ khả ái toát lên từ tâm hồn phong phú của "Maryni bé bỏng".

Đã biết tiếng tăm của Chopin, cả gia đình Vodzhinski đều khuyến khích chuyện tình cảm của chàng với Maria mà chẳng đòi hỏi gì. Cuối cùng Maria cũng đáp lại tình cảm của Chopin khiến chàng rất hạnh phúc. Thời kỳ ấy nhà soạn nhạc đã viết những bài thơ, những dạ khúc, những điệu mazurka tuyệt vời. Tình yêu và nỗi khát khao đã kiến cảm hứng dâng trào trong Chopin.
Tại Dresden, tháng 9/1835, Chopin chính thức ngỏ lời xin cưới Maria và được mẹ cô vui vẻ chấp thuận. Bà thậm chí còn gọi chàng là con, nhưng yêu cầu trước mắt hãy giữ bí mật việc chàng sẽ đính hôn với con gái bà.
Đầy phấn khích và rạng ngời với hạnh phúc, Chopin trở lại Paris. Nhưng chỉ vài tháng, chàng hay tin vị hôn thê của mình đã kết hôn với một bá tước.
Trước đó không lâu, Chopin bị một đợt cảm nặng. Chàng ho như cuốc và trông thảm hại đến nỗi có tin đồn rằng khéo mà người nhạc sĩ trẻ tuổi này sẽ chết yểu. Hẳn là nhà Vodzhinski cuối cùng đã thấy rằng thật chẳng khôn ngoan khi để Maria gắn kết cuộc đời với một người đàn ông ốm yếu. Còn chi tiết của sự tuyệt giao này thế nào thì không ai rõ.
Sau khi Chopin qua đời, trong giấy tờ của ông người ta tìm thấy một bọc thư và một bông hồng khô héo đề tặng Maria. Bên ngoài bọc thư ấy có dòng chữ viết tay của Chopin: "Nỗi muộn phiền của tôi".
Cô gái kém nhan sắc nhưng thông minh này còn làm tổn thương một thiên tài Ba Lan khác - nhà thơ Slovaski. Với Slovaski, cô thậm chí đã từ chối mọi sự săn sóc khiến chàng vô cùng đau khổ.

George Sand - Người đàn bà "hủy diệt":

Cú thất tình thứ hai không chỉ làm tan nát trái tim nhà soạn nhạc mà còn thúc đẩy chàng tìm đến một cuộc gặp gỡ mới với nhiều muộn phiền hơn. Định chôn vùi nỗi đau buồn, sự tuyệt vọng bằng tình yêu mới, nhưng hóa ra tránh vỏ dưa, Chopin lại gặp vỏ dừa.
Một buổi tối u ám, mưa dầm dề, nhà soạn nhạc buồn bã và muốn đi đâu đó cho khuây khỏa. Chẳng suy nghĩ lâu la, chàng quyết định đến nhà một nữ bá tước quen biết – nơi đang diễn ra một cuộc tiếp khách định kỳ. Bước lên cầu thang, chàng có cảm giác như theo sau lưng mình là một... cái bóng ngạt ngào mùi hoa đồng thảo.
Khi ấy đã khá muộn nên trong phòng khách chỉ còn một nhóm quý tộc là bạn bè thân thích nhất của chủ nhà. Chopin cảm thấy hưng phấn. Chàng đã ngồi vào đàn piano và bắt đầu ứng tấu. Khi bản nhạc kết thúc, Chopin ngước lên. Trước mặt chàng, đứng dựa ngay bên cây đàn là một người phụ nữ trong bộ trang phục đơn giản. Từ nàng, mùi hoa đồng thảo tỏa ra ngạt ngào. Nàng nhìn chàng bằng đôi mắt đen sáng rực như thể muốn thấu suốt tâm can chàng.
Lúc sửa soạn ra về, Chopin lại bắt gặp ánh nhìn của người đàn bà "đồng thảo" ấy. Rồi nàng cùng với nữ chủ nhà đến bên chàng và hết lời tán dương bản nhạc tuyệt vời vừa rồi. Chopin cũng có nghe loáng thoáng về người phụ nữ này. Rằng nàng là một nữ sĩ nổi tiếng, rằng nàng có rất nhiều nhân tình... Tóm lại, nàng là một phụ nữ khác thường. Nhưng Chopin khá là dửng dưng với nàng – chàng vốn không ưa dạng phụ nữ "hủy diệt đàn ông".

Trong thư gửi cho cha mẹ Chopin viết: "Con đã gặp một người rất nổi tiếng, nữ văn sĩ George Sand; nhưng con không có thiện cảm với gương mặt cô ta, nói chung là không thích. Ở cô ấy thậm chí có cái gì cứ đẩy con ra xa".

George Sand

Nhưng đàn bà đâu chỉ có một thứ vũ khí là sắc đẹp. Chẳng bao lâu, Chopin - chàng trai trẻ với tâm hồn mong manh, dễ vỡ - đã phải lòng George Sand, người đàn bà phì phèo thuốc lá, ăn mặc như đàn ông, nói chuyện suồng sã và sống rất phóng túng.
Tháng 10/1837, Chopin đã thuộc về George Sand hoàn toàn, và theo như lời F. Jullian, nhà soạn nhạc đương thời, thì bởi vì: "Cô ấy biết bao bọc Chopin y như một em bé bị gói chặt trong tã bằng sự chu đáo của tình mẫu tử".
Sau đó đôi uyên ương đi nghỉ ở đảo Balearic rồi định cư tại Paris. Nhưng họ đã thuê hai căn hộ riêng vì Chopin nhất định đòi như vậy. Trong khi "lãnh địa" của nhà soạn nhạc tĩnh lặng (chỉ có học trò ghé đến học nhạc) thì căn hộ của George Sand luôn ồn ã  với đủ loại khách khứa. Như thường lệ, vẫn có rất nhiều đàn ông vây quanh cô. Và bọn họ chẳng ngại tỏ tình với nữ chủ nhân ngay trước mặt Chopin.
"Cô ấy là một con quái vật, tôi ghét cô ta, cô ta đang giết tôi", Chopin đã than phiền như vậy. Nhiều lần chàng nổi cơn ghen tuông nhưng người đàn bà vốn dạn dày trong tình trường này luôn tìm được cớ để thanh minh. George Sand gọi người tình trẻ tuổi của mình bằng đủ những cái tên âu yếm: Chopinchik, Chopinetta,... hòng xoa dịu chàng chứ hoàn toàn không quan tâm đến nỗi băn khoăn, tuyệt vọng của chàng.

Cuối cùng, vào mùa hè 1846 hai người cũng chia tay nhau. Thực ra nguyên nhân chính khiến George Sand "ngãng ra" là cô thấy Chopin có những dấu hiệu của bệnh lao, nhưng người đàn bà này đã dùng một cách thức khác còn nhẫn tâm hơn để thúc đẩy cuộc chia tay...
Đó cũng là cách George Sand vẫn hành xử với những người tình khác trong giới văn nghệ sĩ mà cô muốn chấm hết. Cô đã viết một cuốn tiểu thuyết (có nhan đề là "Lucrezia Floriani") mà trong đó cô và Chopin là nhân vật chính nhưng ẩn dưới những cái tên khác. Trong cuốn sách ấy, cô suy tôn mình lên tận mây xanh đồng thời dìm người tình của mình xuống tận bùn đen.
Nhưng đã không có giông tố hay cuồng nộ từ phía Chopin. Ngược lại, ông còn lần lữa mãi mới ra đi. Ông không muốn chia tay với George Sand ngay sau khi cuốn tiểu thuyết được xuất bản để trở thành minh chứng cho những lời đàm tiếu đang lan truyền trong thiên hạ. Ông muốn vớt vát một chút, nhưng đã chẳng ích  gì. Sau 10 năm, quan hệ "già nhân ngãi non vợ chồng" của họ cuối cùng họ đã kết thúc.
Một năm sau, khi tình cờ gặp lại nhau tại một cuộc họp mặt, hẳn là hối hận về những trang viết tàn nhẫn và bất công của mình, nữ văn sĩ như muốn giảng hòa. Cô đã bước đến bên người tình cũ, kéo tay ông. Nhưng Chopin vội né người, không nói một lời và bước nhanh khỏi căn phòng.

Những bóng hồng cuối cùng:
Nhưng sự đổ vỡ với George Sand cũng không phá hỏng mối quan hệ của Chopin với phụ nữ. Lúc lâm chung, số phận đã ban cho ông một cuộc gặp gỡ bất ngờ với nữ hầu tước Marcelina. Nàng đã chăm sóc cho Chopin những ngày cuối đời, trở thành nữ hộ lý tận tụy và trung thành của Chopin.
Delphine Potocki, một nữ hầu tước khác, khi biết Chopin nguy kịch đã vội vàng đến Paris, tới tận nhà nhạc sĩ để hát cho ông nghe những bài hát mà ông yêu cầu.

Sau khi ông chết, Cô Stirling, người Scottlen, một nữ sinh viên đồng thời là người hâm mộ âm nhạc Chopin, đã mua toàn bộ đồ đạc trong hai căn phòng mà nhạc sĩ vĩ đại đã sống để đem về London đặt trong một bảo tàng mang tên Frederic Chopin mà cô lập ra

(bài của Phan Minh Ngọc)

George Sand


Nữ văn sĩ George Sand:
Người đàn bà giàu năng lượng yêu thương

Với một di sản đồ sộ, gồm 25 tiểu thuyết, 7 cuốn tiểu luận và nhiều vở kịch, tài năng văn chương của George Sand đã chinh phục được người đọc từ tầng lớp bình dân tới những người khó tính nhất. Văn hào Pháp Flaubert cho biết, ông rất phục tài kể chuyện của George Sand. Bản thân văn hào Nga Dostoeivski cũng nói, ông chịu ảnh hưởng sáng tác của bà...

Là nữ văn sĩ nổi tiếng bậc nhất nước Pháp thế kỷ XIX, trong hơn bảy mươi năm của cuộc đời mình, George Sand (1804-1876) đã luôn khuấy động dư luận bởi các tác phẩm có nội dung bứt phá, kêu gọi sự "cởi trói" cho những tình cảm riêng tư của con người, cũng như bởi chính những mối tình "kinh thiên động địa" của mình. Chí ít thì trong những năm tháng trẻ trung, bà đã có hai thiên tình sử được hậu thế mãi lưu truyền: Đó là mối tình bất hủ với thi sĩ lớn của nước Pháp Alfred de Musset và với thiên tài âm nhạc người Ba Lan Frédéric Chopin. George Sand thực sự là người đàn bà hấp dẫn. Không dưng mà Gustave Flaubert, tác giả của "Bà Bovary" đã phải nhận xét: "Phải quen nàng như ta đã từng quen biết mới thấy được hết thảy những gì là nữ tính trong trái tim con người vĩ đại này".
George Sand tên thật là Amantine Aurore Lucile Dupin. Bà sinh ngày 1/7/1804 tại Paris, trong một gia đình mà cha là một sĩ quan quân đội, mẹ xuất thân từ tầng lớp bình dân. Bởi cha mất sớm, thuở nhỏ, George Sand chủ yếu sống với bà, rồi sau đó vào tu viện. Năm 1821, ở tuổi 17, George Sand kết hôn với Nam tước Casimir Dudevant. Cuộc hôn nhân hoàn toàn mang tính sắp đặt chứ không xuất phát từ tình yêu. Sau khi sinh đứa con trai đầu lòng - Maurice, quan hệ giữa hai người ngày càng xung khắc. George Sand bị rơi vào tình trạng rối loạn tâm lý. Trong một lần đến khám tại nhà một thầy thuốc ở Paris, George Sand đã gặp lại Stéphane Ajasson de Grandsagne, chàng trai bà từng gặp và đem lòng "thầm yêu trộm nhớ" tại Nohant sáu năm trước. Ngày 13/9/1828, người con thứ hai (cô bé Slolange) của George Sand ra đời. Nhiều người cho rằng, chính Ajassion de Grandsagne, chứ không phải Casimir Duevant mới là cha đẻ của đứa bé. Gia đình Dudevant rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Casimir lao vào các cuộc rượu chè, gái mú, ngày càng tỏ ra thô bạo với vợ con. Thế không đừng được, hai người phải đi đến một thỏa thuận: Casimir ở lại Nohant, còn George Sand sống một nửa thời gian trong năm tại Paris.
Năm 1830, George Sand có mối quan hệ ngoài hôn nhân với Jules Sandeau - một luật sư kém tuổi mình. Chính Sand đã chủ động "mách bảo" cho Jules Sandeau cách vượt rào, đột nhập vào phòng ngủ của mình khi người giúp việc và con cái đã ngủ say, còn ngài nam tước Casimir thì đang chìm đắm trong men rượu.
Cuộc tình lãng mạn này đã hướng George Sand vào con đường văn chương (bản thân Jules Sandeau cũng là một nhà văn). Nếu như trong năm 1831, bà từng cộng tác với người tình để viết chung tiểu thuyết "Hồng và Trắng", thì ngay sau đó, liên tiếp trong hai năm 1832, 1833, bà cho xuất bản các tiểu thuyết "Indiana", "Valentine", "Lélia". Cũng từ năm 1932, bà chính thức ký tên dưới ấn phẩm của mình là George Sand, một cái tên đầy "nam tính", trong đó, "Sand" là một nửa tên họ của Sandeau.

Sau khi những cuốn tiểu thuyết nói trên gây được tiếng vang lớn trong dư luận, Sand  phần nào thoát khỏi vòng cương tỏa của Casimir. Nhưng bà chỉ thực hiện được việc ly hôn với ông sau những trở ngại hết sức nặng nề vào năm 1835.
"Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ". Sau 3 năm quan hệ mật thiết, khăng khít với Sandeau, tháng 12/1833, George Sand đã lại cầm tay Alfred de Musset cùng nhau đến Venice tận hưởng phút giây say đắm của tình yêu. Về tuổi đời, Musset kém Sand tới 6 tuổi, nhưng điều đó không ngăn trở thi sĩ tài danh của nước Pháp lao vào người đàn bà dày dạn tình trường như một con thiêu thân.
Bằng sự dịu dàng và tinh tế của người phụ nữ, Sand đã khơi dậy "tố chất thiên tài" của một "chàng trai mới lớn" nhưng sớm rơi vào tình trạng chán chường, bế tắc. Những ngày tháng lãng mạn ngắn ngủi rồi cũng qua đi, song từ mối tình này, Musset đã để lại cho hậu thế những kiệt tác thể hiện cả sự nồng nàn tin yêu lẫn tiếng kêu đầy khắc khoải, đớn đau của sự ly biệt (các bài thơ "Đêm tháng năm", "Đêm tháng chạp", "Đêm tháng mười", "Đêm tháng tám", các vở kịch "Lorenzaccio", "Không đùa với tình yêu").
Với George Sand, sau Musset, cuộc phiêu lưu tình ái vẫn chưa dừng lại. Danh sách những người đàn ông nổi tiếng từng ngã vào vòng tay của bà còn dài: Đó là  Eugène Delacroix, Franz Lisztn và đặc biệt là thiên tài âm nhạc Frédéric Chopin. Mối tình của nữ văn sĩ với nhà soạn nhạc này gần như mang tính tổng hợp, nó vừa là tình bạn, vừa là tình yêu, và ngoài ra, còn là tình cảm của một người chị đối với một người em trai (cũng giống như Musset, Chopin kém Sand vừa đúng 6 tuổi), thậm chí là với một người con. Từng có lúc, Sand gọi Chopin là "đứa con thứ ba của tôi".
Thật ra, trong lần gặp đầu tiên giữa hai người (vào năm 1836) tại một khách sạn trên đường Lafitte ở thủ đô Paris hoa lệ, Chopin cũng tỏ ra chưa hẳn đã thiện cảm với người đàn bà này. Ông nói với một người bạn: "Sand thật là một người đàn bà khó thương quá! Không biết cô ta có phải là đàn bà không, tôi nghi ngờ lắm". Thời kỳ này, Chopin vừa trải qua một pha "thất tình" nên gần như ông không còn khả năng yêu được ai.
Hai năm sau, trong một lần trở về Paris, George Sand đã tình cờ gặp lại Chopin. Cả hai đang trong tình cảnh "giường không đơn chiếc". Sand đã chủ động đánh tiếng với Chopin qua một lá thư gửi bá tước Albert Grzymala, bạn thân của Chopin: "Nếu tôi biết rằng Chopin đã dành tình yêu cho ai thì tôi quyết không xen vào phá rối một tâm hồn đã dành cho người khác. Và anh ấy cũng vậy, nếu Chopin biết rằng tôi như hoa có chủ...".
Năm ấy, George Sand đã 34 tuổi. Còn Chopin mới 28. Trước sự lão luyện về sử dụng ngôn từ, Sand đã hoàn toàn "đốn quỵ được Chopin. Vả chăng, trong tình cảnh một người bị bệnh lao, Chopin cũng muốn có một người đàn bà ngày đêm săn sóc, nâng giấc cho mình. Sand đưa chàng nhạc sĩ trẻ đến bác sĩ Gaubert khám bệnh. Ông này yêu cầu Chopin phải được tĩnh dưỡng. Thế là, ngay lập tức, hai người bắt đầu chuyến nghỉ mát ở đảo Baléares. Để tránh sự dèm pha của người đời, George Sand đã khôn khéo dẫn theo hai con của mình là Maurice và Solange để "nghi binh". 
Tại hòn đảo thơ mộng, nhiều đêm Sand ngồi mơ màng nghe Chopin dạo những bản đàn êm ái. Nhà họ luôn chật khách bởi cả hai đều là những tên tuổi được săn đón thời ấy.
Mặc dù trong suốt cuộc đời mình, Chopin không có tác phẩm nào chính thức đề tặng George Sand (như ông từng đề tặng Marie Wodzinska hay Konstancja, những cô gái có tình cảm sâu nặng với ông thuở đầu đời), song theo các nhà nghiên cứu thì nếu phải chọn ra một người phụ nữ có ảnh hưởng nhất trong cuộc đời và sự nghiệp của Chopin thì đó không phải ai khác mà chính là George Sand. 10 năm chung sống với bà chính là 10 năm Chopin đạt tới đỉnh cao trong sáng tạo. Có thể nói, không ai hiểu Chopin hơn Sand.
Kể từ những tác phẩm đầu tay cho đến sau này, hầu hết tác phẩm của George Sand đều mang tính tự thuật. Cuộc hôn nhân tan vỡ của bà Delmare trong tiểu thuyết "Indiana" cũng chính là cuộc hôn nhân tan vỡ của tác giả ở ngoài đời. Qua tác phẩm này, George Sand đã mạnh mẽ lên tiếng tố cáo sự bất công của pháp luật trong hôn nhân. Bà đã phá tung mọi quy định khắt khe của xã hội và công khai bày tỏ những đam mê nhục cảm. Sand được xem là người đàn bà "giàu năng lượng yêu đương", biết thụ hưởng những giá trị đích thực của tình yêu. Có nhà nghiên cứu đã nhận xét một cách thấu đáo rằng: George Sand là người biết hoan lạc nhưng không trụy lạc. Bà là một nghệ sĩ lớn với những tình yêu lớn. 
Với việc thể hiện sự đau đớn vì bất lực trong tình dục của nàng Lélia xinh đẹp (nhân vật trong tác phẩm cùng tên), Sand là nữ sĩ đầu tiên trên thế giới đã dám nói  ra những điều mà tất cả chị em đều nghĩ đến nhưng rất hiếm người đủ can đảm để bộc lộ. 

Với một di sản đồ sộ, gồm 25 tiểu thuyết, 7 cuốn tiểu luận và nhiều vở kịch, tài năng văn chương của George Sand đã chinh phục được người đọc từ tầng lớp bình dân tới những người khó tính nhất. Văn hào Pháp Flaubert cho biết, ông rất phục tài kể chuyện của George Sand. Bản thân văn hào Nga Dostoeivski cũng nói, ông chịu ảnh hưởng sáng tác của bà. Còn văn hào Victor Hugo, người cùng thời với George Sand thì không tiếc lời tụng ca: "Bà là người đàn bà thứ nhất, theo quan điểm nghệ thuật, không chỉ ở thời đại chúng ta, mà ở trong tất cả mọi thời đại".

Lại nhớ, trong ngày tiễn nữ văn sĩ về với Đất Mẹ (tháng 6/1878), Victor Hugo đã viết: "Tôi khóc một người đã khuất, tôi chào một người bất tử".

(bài của Trần Trọng Nghĩa)

Chopin

Thiên Tài Âm Nhạc Chopin -
Yêu Là Chết Trong Lòng Một Ít

Frederic Chopin đang trong giai đoạn sức tàn lực kiệt. Điều này thì bất kỳ ai bước chân qua cửa phòng ngủ của thiên tài âm nhạc người Ba Lan này đều thấy rõ. Cho tới những ngày sau cuối của cuộc đời mình, Chopin vẫn không được yên tĩnh. Quá nhiều người ra kẻ vào nơi anh nằm đợi chết. Họ nói với nhau rất thì thào nhưng vẫn tạo nên sự ồn ã. Chỉ những khi Chopin ho xé gan xé ruột đến thổ huyết thì những tiếng rì rầm mới tạm lắng xuống.

- Nào, chú Chopin, để cháu dịch chú ra gần cửa sổ nhé. Ở đó sẽ có nắng soi vào chú và cháu sẽ nhìn rõ hơn, - tạc tượng gia Auguste Clesinger miệng nói tay làm ngồi xuống cạnh bên Chopin và vội vã ký họa hình ảnh nhà soạn nhạc. Clesinger là chồng của Solange Dudevant, con gái nữ văn sĩ George Sand, người đàn bà có quá nhiều "huyền tích" gắn bó với Chopin trong giai đoạn đời sống ở Paris.
Lúc này mỹ nhân tóc vàng đầy hợm hĩnh Solange cũng ở cạnh giường Chopin, ngồi phía đối diện với chồng và nói những câu vớ vẩn gì đó với nhà soạn nhạc. Chopin cố hé đôi môi tái nhợt để làm ra vẻ đang cười. Cô con gái bé xíu của Solanger cứ kéo tay mẹ vì đang rất muốn đi ra ngoài…
Theo dõi cảnh tượng này, Jane Sterling nắm chặt bàn tay đến ứa máu để khỏi phải gào lên phẫn uất, để khỏi xông tới đuổi tất cả những quái nhân nhẫn tâm này, ngay trong lúc một thiên tài âm nhạc đang hấp hối vẫn không quên lợi dụng hoàn cảnh để thu vén cho những mục đích ích kỷ của mình. Nhưng nàng làm gì có quyền? Dù nàng yêu quý con người đang đi nốt những bước cuối cùng trên cõi thế này đến đâu đi chăng nữa.
Chopin nằm gối cao đầu, trên một chiếc giường khá sâu lòng, dưới bóng của tấm khăn san mà Jane đã phủ lên khung màn. Cặp vợ chồng Clesinger còn chưa kịp ra khỏi phòng thì đã có ngay mấy ông cha đạo béo phục phịch xông vào và đưa lên miệng Chopin pho tượng chúa bị đóng đinh câu rút. Jane không thể chịu đựng thêm được nữa nên đã xô lại gần một cha đạo và nói như quát lên:

- Anh ấy không có tội gì cần xưng cả, hãy để cho anh ấy yên!
Mọi cái đầu đều nhất loạt quay về nhìn nàng một cách tò mò. Nàng đứng trước họ trong bộ váy thẫm màu, gày gò, nhợt nhạt, xấu xí, má hóp và răng phô…
- Đấy là cái thị mà Frederic tội nghiệp định lấy làm vợ đó, - Solange ghé vào tai chồng, nói vang đến nỗi tất cả đều nghe thấy.
- Mời quý vị hãy rời khỏi nhà ngay, - Jane cao giọng.
Solange sững người:
- Sao cô lại dám đuổi tôi ra khỏi đây?! Chú Frederic, sao chú lại để như thế?
Chopin định nói câu gì đó nhưng lại chỉ làm bật lên những tiếng ho khan. Cái khăn tay trắng mà Jane đưa cho anh ngay lập tức đã trở nên đỏ máu.
Clesinger để tránh bùng nổ một vụ tai tiếng đã vội vã kéo vợ đi.  Nhà tạc tượng đã kịp hoàn thành những phác thảo của mình. Khi nào Chopin trút hơi thở cuối cùng, Clesinger sẽ là người đầu tiên trưng ra mô hình đài tưởng niệm…

Tới gần nửa đêm mọi người bắt đầu rời khỏi ngôi nhà trên quảng trường Vendome ở Paris. Khoảng mười hai giờ kém, khi không còn khách lạ nào nữa, Jane đã ngồi xuống cạnh giường của Chopin.
- Anh Frederic, chúng ta đừng cho ai tới nhà nhé. Anh đang bệnh lắm mà, anh cần được yên tĩnh, chứ thế này thì còn lâu anh mới lành được bệnh… - Jane nói gần như van vỉ.
Chopin cười gượng và nàng lảng mắt nhìn ra chỗ khác.
- Cứ để ai muốn nhìn thấy tôi thì cứ tới. Biết đâu bây giờ tôi lại được nghe từ họ điều gì đó… quan trọng đối với tôi…

(bài của Huyền Anh)


Nữ Sĩ George Sand, Hồ Xuân Hương Của Pháp

Bích Xuân Kể Chuyện Tình Paris

Nói đến tên George Sand, một số người Việt mình, không nhiều thì ít cũng đã biết đến hoặc nghe kể lại văn chương thi phú của George Sand. Một người đàn bà nổi tiếng đa tình, đa cảm, trong thi văn cũng như trong cuộc sống hàng ngày của bà. Sand đã «sáng chói» rất sớm vào thời đại Napoléon. George Sand có cuộc sống bình dị, không kiểu cách, dám nói thật, sống thật những gì mình nghĩ. Nổi tiếng về chuyện tình đồng quê, song song với những cuộc tình «bốc lửa» của Sand là những bài thơ cuồng nhiệt nồng cháy. Thơ, văn của Sand đã làm xôn xao dư luận một thời. Sand không những nổi tiếng về thơ mà còn nổi tiếng có một tinh thần mạnh mẽ như nam tính. Ngòai những cuộc tình lãng mạn, Sand còn để ý đến vấn đề xã hội cũng như về chính trị. Sand có đầu óc chống đối trước những bất công xã hội, phản ảnh những tập tục cũ kỹ, gò bó ... Năm 2004, nước Pháp tưởng niệm 200 năm ngày sinh của Sand, bằng cách, ấn hành lọai tem 0,50 euro với hình Sand bên góc trái một tòa lâu đài.
George Sand tên thật là Aurore Dupin, sinh ngày 01/07/1804 tại vùng đồng quê Nohant, miền trung nước Pháp ( Aurore sinh đúng vào năm Napoléon lên ngôi hoàng đế). Được sinh ra trong một dòng dõi quí tộc, nhưng mồ côi cha lúc 4 tuổi (cha chết vì bị té ngựa). Bản tính Aurore giống con trai, thích mặc áo quần con trai, hút thuốc, cỡi ngựa ... Aurore được thừa hưởng hai nền giáo dục, một quí tộc, và một nông dân. Aurore được học rất sớm về tiếng la tinh và những môn khoa học. Năm 18 tuổi, Aurore làm vợ bá tước Dudevant, và có hai con, một trai, một gái. Nhưng cuộc tình này, chỉ kéo dài được tám năm rồi chấm dứt (lúc đó Aurore 26 tuổi). Aurore giữ con gái, chồng giữ con trai. Sau khi ly dị, Aurore rời bỏ đồng quê, lên ở Paris. Nơi đây, Aurore quen biết một số văn sĩ nổi tiếng trong đó có Balzac.
Năm Aurore 27 tuổi, hợp tác với nhà văn Jules Sandeau để viết cuốn tiểu thuyết «Rose et Blanche» (1831) và trở thành người tình của Jules Sandeau. Aurore lấy một phần tên và họ của người tình để làm bút hiệu cho mình là : Jules Sand. Nhưng chuyện yêu đương hạnh phúc của Aurore với Sandeau cũng chỉ được một thời gian ngắn là chia tay. Sau khi chia tay với Sandeau, Aurore bỏ chữ Jules thay vào đó là chữ George và giữ lại chữ Sand. Trên văn đàn Pháp lúc ấy, người ta bắt đầu để ý đến hai chữ George Sand. George Sand là tên của đàn ông. Tại sao Sand chọn bút hiệu đàn ông ? Vì, đối với Sand, đàn ông không hơn gì đàn bà, nên Sand muốn tìm một chỗ đứng trong giới văn nghệ sĩ như một người đàn ông.
Chia tay xong với Sandeau không bao lâu thì vào một buổi chiều thu Sand gặp Alfred de Musset, thi sĩ nổi tiếng và cũng là nhà văn, kịch sĩ ... Mối tình của Sand với Musset rất sôi nổi, nhất là sự đối đáp, ăn ý trong văn, thơ. Bài thơ Sand mời Musset ghé đến thăm mình. Nếu đọc toàn bộ bài thơ, từ câu đầu cho đến câu cuối, ý nghĩa rất là nhẹ nhàng, âu yếm trong sự bình thường, nhưng ở trong bài thơ khi đọc những câu lẻ : một, ba, năm, bảy, chín v.v ... cho đến cuối, thì sẽ thấy ý nghĩa của bài thơ chuyển hướng 180 độ. Từ thùy mị, nhẹ nhàng đột nhiên trở thành nóng bỏng, đam mê, gây cho người đọc một ấn tượng «vũ bão» theo một kiểu của Hồ Xuân Hương.
Musset sinh tại Paris, từ thủa thiếu thời, đã tỏ ra là một cậu bé có đầu óc thông minh
khác thường, thay vì học trường Polytechnique do Napoléon thành lập (một trường đại học lớn nổi tiếng ở Paris, chuyên dạy về kỹ thuật tổng hợp). Musset chọn con đường văn chương, vì lúc 17 tuổi, ngay từ những bài thơ đầu tiên, Musset đã được mọi người biết tiếng và thán phục. Musset là con trai của Chánh văn phòng bộ nội vụ, lúc nào cũng rất lịch sự, hợp thời trang ... Lúc George Sand gặp Musset, Sand 29 tuổi, trong khi Musset mới 23. Tuy có khoảng cách tuổi tác, nhưng hai người rất tâm đầu ý hợp, ngay từ giây phút gặp gỡ đầu tiên. Họ tình cờ gặp nhau, trong buổi họp mặt văn nghệ sĩ , tại nhà giám đốc báo Revue des Deux Mondes. George Sand viết báo để sinh sống, còn Musset viết báo cho vui. Sau hai tháng gặp gỡ giữa hai người, cả Paris nhất là giới văn nghệ sĩ đều là nhân chứng của mối tình nóng bỏng này, và mọi người ngầm tán đồng, vì cả hai đều có tài, có sắc, có phong cách thanh lịch ...
Nhưng chuyện đời đâu suôn sẻ như ý muốn. Một hôm, Musset đi dạo trong rừng, không hiểu vì sao lại lên cơn ... điên. George Sand lúc đó chới với, tìm cách cứu chữa bằng cách đem Musset đến thành phố Venise, hy vọng rằng khung cảnh hữu tình ở đây sẽ mau làm lành bệnh Musset. Tại đây, Sand đã nhờ một bác sĩ nổi tiếng về tâm thần săn sóc Musset. Nhưng Sand vốn có tâm hồn quá lãng mạn nên thần ái tình luôn luôn chiếu cố. Và, trong giây phút nào đó thiếu sự an ủi của người tình, Sand đã ngã vào trong vòng tay của vị bác sĩ này.
Khi lành bệnh, Musset trở về Paris, sống một cuộc đời buông thả trong văn nghệ, thi ca, nhưng lúc nào cũng nhớ tới George Sand. Phần Sand cũng không dễ quên Musset nên thỉnh thoảng họ tự tìm đến với nhau. Trong hai năm liên tục, cuộc tình nóng bỏng này được tiếp nối bằng những ngày tháng giận dỗi, rồi lại yêu thương, lúc chia tay, rồi lại làm hòa ... Những lần giận dỗi, Sand trở về tìm sự bình an nơi ở vùng Nohant. Trong khi đó thì Musset mượn rượu để giải sầu. Thời gian này hai người vẫn tiếp tục viết lách. Thơ của Musset vẫn được nhiều người ái mộ, và Musset đã có những mối tình sóng gió với một số trong đám người ái mộ này. Giới văn nghệ sĩ Paris kể cả giới báo chí thấy Musset sống cuộc sống quá trụy lạc nên họ bắt đầu né tránh Musset. Những vở kịch do Musset viết ra sau này cũng không được trình diễn, lý do : thiếu luân lý. Musset tiếp tục mượn rượi giải sầu. Giải sầu đâu không thấy, Musset bị «chết đuối» trong rượu, với sự tự dằn vặt, và chán chường cho bản thân mình. Và, Musset từ giã cõi đời lúc 47 tuổi. (1810-1857).
Khi hay tin người tình Musset chết, George Sand viết lại cuộc tình mình trong cuốn «nàng và chàng». Sau cuốn này, Sand đổi hướng viết về những chuyện xã hội và chuyện cổ tích dễ thương cho trẻ thơ dưới hình thức những câu chuyện của bà kể cho cháu nghe.
Năm 1838, George Sand 34 tuổi gặp nhạc sĩ trứ danh Frédéric Chopin 28 tuổi. Hai người rất ngưỡng mộ tài nhau. George Sand rất yêu thương Chopin, đúng vào lúc bệnh lao phổi của Chopin bắt đầu chớm phát. Càng ngày sức khoẻ của Chopin càng yếu kém vì làm việc quá say mê, không để ý đến sức khỏe, không kể giờ giấc, trong những điều kiện khó khăn của mùa đông giá lạnh, khi soạn 24 bài nhạc hoà tấu opéra ... Sand luôn luôn ở bên cạnh săn sóc, với tất cả tinh thần hy sinh không điều kiện. Khi trở lại Pháp, Chopin đã lành bệnh lấy lại sức khoẻ. Từ năm 1839 đến năm 1846, suốt thời gian này, Chopin ở đồng quê Nohant, trong lâu đài lộng lẫy của George Sand. Đây là thời gian sống hạnh phúc giữa hai người. Niềm đam mê trong tình yêu đã tạo hứng khởi cho Chopin, ông đã viết lên những nhạc bản bất hủ như : La Polonaise Héroìque, la 4ème Ballade, la Barcarolle, les Dernières Valses ...
Trong tháng 07 năm 1847, tình yêu giữa hai người có sự giảm sút không còn nóng bỏng như buổi ban đầu nữa. Hai người đã chia tay vì một sự bất đồng ý kiến trong gia đình, sau một cuộc cãi vã lớn giữa George Sand và con gái của bà trong khi Chopin vắng mặt. Khi trở về, Chopin đã bênh vực con gái bà. Do đó, hai người không nhìn mặt nhau nữa. Chopin rất hợp và thân với cặp vợ chồng người con gái của Sand đến cuối cuộc đời ông. Một năm sau, tình cờ hai người gặp lại nhau lần chót để rồi không bao giờ gặp lại nữa. Chopin sang Anh sống được hai năm thì mất, khi bệnh lao phổi tái phát. Chopin mất năm 39 tuổi (1810-1849). Lúc này George Sand 45 tuổi.
 
Thiên tài Chopin vừa là nhạc sĩ vừa là thi sĩ, ông còn là một thiên tài chơi đàn dương cầm. Ông sinh ra ở xứ Ba Lan, nhưng cha ông gốc người Pháp làm nghề dạy học, mẹ ông là một nhạc sĩ. Chopin biết soạn nhạc từ năm 7 tuổi ... Ông đã bị bắt buộc cắt đứt mối tình đầu với người yêu thuộc dòng dõi quí tộc, không được sự chấp nhận của cha mẹ người yêu. Sau đó, Chopin sang lập nghiệp ở Paris vào năm 1831. Đến năm1838, Chopin gặp George Sand.
 
Lúc George Sand được năm mươi tuổi, người ta thấy bà hiền hòa trong sự bình an, nhưng không quên kể lại những chuyện tình nóng bỏng quá khứ trong cuốn «Câu chuyện đời tôi». George Sand mất năm 72 tuổi (1804-1876).
 
Bích Xuân, Paris.
* * *

Bài thơ George Sand mời Alfred De Musset

Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2012

Thư Cho Người Tình - Lễ Tình Yêu (St.-Valentin - 14.02.1983 - 14.02.2012)

 :: Thư Cho Người Tình ::
 "Anh còn Nợ Em"


 13.2.2012

 Anh yêu,

Sáng nay em nhận được carte đẹp và kèm theo tấm ngân phiếu làm quà "Lễ Tình Yêu" cho em. Em cám ơn Anh vô vàn.
Nhìn trên Messenger thấy tên Anh hiện lên, em vừa viết vài lời merci Anh.
...........
*
Ngoại ô Paris, Ivry sur Seine mùa lễ tình yêu 12.2.2012
 vdn 1992

Anh,

Còn hai ngày nữa là tới ngày "Lễ Tình yêu" (Saint-Valentin) và kỷ niệm 29 năm Anh và Em quen nhau.

*
Nhân dịp ‘’Lễ Tình Yêu" sắp đến (14-02-2012),
VDN chân thành mến chúc tất cả mọi người
đều hưởng được một tình yêu lâu bền và nhẹ êm.
Quân tử với cành hoa dại (1984)

Đêm Lễ Tình Yêu
(La Nuit Saint-Valentin)


Đêm Lễ Tình Yêu phủ tuyết sương
Quân Tử lang thang giữa đêm trường
Bỗng dưng dừng bước nhìn hoa dại
Tim lòng vương vấn chuyện yêu đương.
 
Với tay nhặt lấy cành hoa ấy
Ấp ủ tình nồng tỏa ngát hương
Bao năm bôi xóa đời gió bụi
Tan biến đoạn trường, dứt đau thương.


(Chuyện tình 29 năm 14.2.1983 - 14-02-2012
của Việt Dương Nhân và Robert C.) 

Une Fleur Sauvage... 
  À Robert.C.

Je suis une fleur sauvage
Et je suis née dans la forêt
En regardant dans les nuages
Un papillon blanc qui volait
...
... Il s'est arrêté... je lui plais....
(France, Angers, hè 1991)
vdn
*
Hoa dại

Thân em là Hoa dại
Hương thoảng từ rừng hoang,
Trong áng mây lang thang,
Chập chờn con bướm trắng,
Hoa cười nghiêng trong nắng,
Từ đó bướm thôi bay...
(Song Anh dịch thoát)
Paris - 15-4-2006*

Click trên hình nghe
30.5.2006
Anh,

Sáng nay vừa thức dậy là bị "sao quả tạ" xà xuồng dập em ê ẩm cả hồn lãng mạn đang bay bay... Dứt khoát tư tưởng, xem như kiếp trước mắc nợ nên kiếp này mới bị tai nạn như vậy = Huề xóa "sổ nợ".
Anh thấy chưa ? Em cũng biết trước là, "đi đêm có ngày gặp ma" mà. Nhưng hổng sợ, hổng sợ, chẳng có sao cả, chỉ phiêu diêu tình_thơ_thẩn_ngẩn_ngơ trên NET mà cũng ép-phê dữ á... Lúc đầu vui quá xá. Ai dè như thế này ? Hỡi ơi ! Em thì lúc nào cũng tin như thật để được vui thật, nhưng em cũng phòng hờ chút chút... tự nhắn nhủ : "Nước từ từ chảy tới... chân giả biết liền..." . Có gì thì rút chân lên cho kịp, nếu không sẽ bị chết chìm luôn. Rút cuộc vẫn còn có Anh thôi. Còn có Anh để cho em kể lể chớ dám nói gì với ai đây ! Mà hỡi Anh ơi !Anh là Ai ? Có phải chăng, Anh cũng là Em không ?
Anh Và Em

Tuy hai mà một tấm lòng
Ngày đêm khấn nguyện ước mong cõi đời,
Sống hiền hòa với nụ cười
Người chửi không giận, mắng thời thứ tha.

Rủi người có lỡ đánh ta
Tâm Từ tưới rải, lời hòa nhã khuyên
Lòng bao dung, tạo thiện duyên
Giữa đời thường gặp Phật Tiên, Đấng Lành .

Đấng Lành em gặp là Anh
Và hằng sa số, phủ quanh em nè !

Vui thấy mồ đây Anh ơi !


*

Nhảy ra được mấy con nhái cũng vui vui rồi. Chúc Anh bình an trong muôn vàn hạnh phúc.
Mãi mãi khắc ghi tình Anh đã cho em.

Anh ơi ! vui quá ! Cái này là em nói thẳng với Anh đó nha !

Em đang trả lời thư riêng với TA, (bạn trong Phố Rùm này) thì tiếng điện thoại reo, lòng nghĩ : "chắc là Anh !". Thì quả thật vậy. À, hôm nay ngày thứ 13 Anh mới gọi em - Anh nói :
- Trong hai ngày qua, Anh "moi óc" để nhớ số điện thoại của em, mà không thể nào Anh nhớ lại được !
Em nghe lòng xót xa cảm kích, nhưng cố trấn an và ráng gượng cười cho Anh vui :
- Ha ha... Nhưng bây giờ - Anh đang nói chuyện với em nè !
Anh cũng vui :
- Hôm nay bỗng nhiên, nó trở về... Cũng may trong lúc Tata Y. đang đi chợ.
- Anh có biết mấy tháng rồi mình không gặp nhau không ?
- .......?
Em nghĩ Anh đang tìm trí nhớ :
- Anh nhớ không ?....
- À, a... Anh nhớ rồi ! Từ tháng 11 năm 2005 tới nay.
Em cố ý gợi lại trí nhớ của Anh :
- Lần chót Anh lên Paris để làm gì ?
Anh hơi lựng khựng :
- À, Anh lên Paris kỳ đó cũng họp với mấy "Jury" để đặt tên những hoa hồng mới.
Anh cười rồi tiếp :
- Đêm đó em và Anh ăn cơm Việt ở nhà hàng "Sài Gòn" xong, em đưa Anh lên phòng khách sạn "Majesty". Em bisou Anh và chào ra về.
Em cố ý cười thật to để khuyến khích tinh thần Anh thêm :
- Thấy chưa ! nay Anh khỏe lại lắm... Ngừng nghỉ mệt đi... tới phiên em kể cho Anh nghe nè : Anh nhớ từ chi tiết kỳ chót mình gặp nhau kìa... Bữa đó em không muốn ở lại với Anh - Mặc dù trước ngày, em có nghĩ : "Ngày mai mình sẽ ngủ ở khách sạn với R..." Nhưng rồi hôm sau, em đổi ý không muốn nữa... Nên gặp Anh em không có xách va-li theo. Em chỉ muốn ăn cơm với Anh rồi là về ngủ nhà em hà. Anh nhớ không ? Em đặt phòng hai giường đàng hoàng mà. Nhưng tới giờ phút chót đổi ý vậy đó. Anh thật là dễ thương và rộng lượng vô cùng. Anh luôn chiều theo ý em. Không có một lời trách hay giận hờn. Anh hay nói giỡn : "Anh hiểu em hơn em hiểu em đó".
Anh nghe, mà cứ : "À, há... À, há...". Em muốn nói nhiều để Anh bớt nói, vì Anh còn mệt.
Bất chợt, Anh dành nói :
- Bác sĩ cho Anh uống thuốc cứ ngủ hoài - Nhưng nay ở nhà chứ không còn nằm nhà thương nữa.
- Bác sĩ cho Anh về nhà là Anh khỏe rồi.
Em nghe tiếng nói của Anh dính dính lại...:
- Thôi, Anh nghỉ ngơi nha ! Ráng tập cho trí nhớ minh mẫn...
- Nay Anh ghi số điện thoại của em ở một góc riêng rồi.
Em nghe thế lòng chùng xuống một chút, cũng gượng nói giọng vui :
- Vậy để Anh khỏi "moi óc", Anh ghi tên ông chồng cũ của em là H.
- Khỏi cần, Anh ghi C. thôi !
- Em nghe giọng Anh hơi mệt đó !
- Oui, hôm nào Anh sẽ gọi cho em nha !
- Ok, chúc Anh can đảm. Em cầu nguyện Đức Mẹ Maria ở Loudres. Hy vọng em sẽ đi xuống để tạ Ơn Mẹ.
Nghe Anh cười vui và ráng nói :
- Đi thăm "Ta copine" (bạn gái của em) há!
- Oui, monsieur ! Anh còn nhớ hơn hai mươi năm trước không ?
- Bây giờ cái đầu Anh quên hết rồi ! Chỉ còn nhớ em thôi !
Anh làm em hơi xúc động - nhưng em cố gượng vui. Anh hỏi :
- Chuyện gì kể cho Anh nghe đi !
- Anh có thấy mệt chưa ?
- Không, Anh chỉ nghe thì không mệt.
- Ok, nghe nha ! Hồi Tata bị bệnh tâm thần, em cầu nguyện Đức Mẹ cho Tata hết bệnh. Chỉ mấy năm thôi. Anh nghe lời em thực hiện cách em khuyên anh nên làm với Tata. Thế là từ từ Tata hết bệnh. Rồi tới Chistine, con gái Anh bị bệnh màng óc. Em sợ quá, vì Anh còn chỉ có 1 đứa con gái duy nhứt là niềm hạnh phúc đời Anh, mà nó có bề gì chắc Anh và Tata sẽ khổ ghê gớm lắm. Em cầu nguyện ngày đêm với Đức Mẹ Loudres và Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát Cứu Khổ Cứu Nạn cho gia đình R. C. Một tuần lễ Christine nằm mê man trong nhà thương. Anh gọi em mà tiếng nói của Anh nghẹt nghẹt hoàn toàn tuyệt vọng. Em khuyên Anh hãy HY VỌNG. Em nói, Anh và Tata đi qua nhà Thờ cầu nguyện tiếp với em. Sau 10 ngày trong nhà thương, Chistine bình phục trở lại và hai đứa mình cùng xuống Loudres. Anh còn nhớ không ?
- Nhơ nhớ thôi không rõ ràng lắm em ơi !
- Nhơ nhớ cũng hay rồi ! Anh nghỉ nha !
- Anh sẽ gọi em thường xuyên hơn ! Yêu em vĩnh cửu ! Chào em !
- Anh vẫn còn nhớ hai tiếng "vĩnh cửu" bầng tiếng Việt mà Anh học thuộc lòng cũng làm cho em hạnh phúc quá rồi. Mãi nghĩ nhớ Anh, hôn Anh và chào Anh !
.......
Anh thấy không? Thần giao cách cảm, và Trời Phật ban cho em hạnh phúc, nên khiến Anh nhớ lại số điện thoại gọi lên em.
Trời Phật thật công bằng đó Anh ơi !
Cầu mong Anh sớm bình phục rồi em sẽ dẫn Anh xuống Loudres gặp Đức Mẹ Maria. Em sẽ chờ đợi hứng những giọt nước "Cam Lộ" dưới chân Đức Mẹ cho Anh uống. Em vững lòng tin phép lạ của Bồ Tát Quán Thế Âm và Đức Mẹ Maria. Cũng như em tin có Phật ở trong tâm và có Chúa ở trong lòng em vậy. Nói tóm lại, em tin các Đấng Lành. Em cố gắng bắt chước các Ngài mà hành sự thế gian như bao dung, tha thứ, dù ai đó có chửi mắng đánh đập em. Mang Yêu Thương tràn ngập trong tim thì không còn chỗ cho những thứ như tham_sân_si_giận_hận_oán_thù chen vào lòng được. Với tấm lòng này, em tha thứ cho người chửi mắng em sáng nay. Cầu nguyện cho "người ấy" được bình tâm, nhẹ trí để "tự thắng" đám mây vô minh và tam bành lục tặc.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
***************
28.3.2006

Cánh hồng hoang dã của anh ơi !
Tử đây em được sống tuyệt vời
Anh mang về cắm vào lọ quý
Cho hoa thắm xinh suốt cuộc đời...

(Lời của Anh ngày xưa )
Anh,
Tiếng mưa rơi tí tách ngoài hiên. Lòng em buồn lại càng buồn thêm. Nhưng em không khóc nữa vì suốt buổi chiều hôm qua em đã khóc nhiều. Vâng ! Em phải khóc với Anh, và em khóc cho chúng mình đó Anh ơi !
Em có những lời nói, có thể người đời cho là "lộng ngôn" như vầy : "Hễ ai mà làm cho em đau khổ đến rơi nước mắt thì người đó mang "trọng tội" ! Bởi con người của em không dễ dàng rơi nước mắt. Có lẽ em thường "khóc khô không lệ" chăng ? Chắc là không sai ! Vì hồi nhỏ (trước 30 tuổi) em đã khóc quá nhiều rồi.

Hồi tấm bé, mới lên 5 tuổi đã có khóc thét lên điếng người khi tiếng súng nổ vào Ba em làm Người ngã quỵ ngay bồ lúa... Nếu nghĩ tới, nhắm mắt lại thì hình ảnh kinh hoàng đó hiện lên trong trí óc em liền. Hai năm sau, tiếng khóc gào lên mặt mày tím ngắt, cả người cứng đơ là ngày Mẹ em đi lấy chồng, lúc em mới 7 tuổi , lần đầu tiên "MẤT MẸ". Tuổi còn thơ mà đã trải qua 2 lần mất mát lớn lao. Từ đó Mẹ và em "Sanh Ly" mãi đến tuần vừa rồi (23-3-06) em "MẤT MẸ" lần thứ hai. Kỳ này thì vĩnh viễn "Tử Biệt" mất luôn rồi. Cầu nguyện cho hương linh Mẹ em được nhẹ nhàng "Trở Về Tây Phương Cực Lạc".
Anh biết không? Hồi nhỏ khi Mẹ em đi "tái giá," đời em bơ vơ ! Ai đánh, ai mắng, ai nhiếc mặc ai, em lầm lì chẳng chống cự. Vì trong thâm tâm em có nghĩ : "Thây kệ, để "nó" đánh cho mình chết cho rồi. Chắc chắn chết sướng hơn sống "mồ côi" !" Nhưng với kẻ lạ người dưng ngoài đường thì em thường dùng đôi mắt to tròn lồ lộ của em trợn lên nhìn họ như sư tử đang "đói" vậy đó... Chỉ có cái đầu (lý trí) của em và cặp mắt (sống động) là em thắng đối phương thôi. Em không biết gây lộn, tranh cãi hay chửi lộn. Vì thế khi lớn lên đụng chạm với mọi hoàn cảnh em hay nín thinh và luôn thuộc lòng vài câu : "Một câu nhịn chín câu lành""Tránh voi chằng hổ mặt nào". Thế là em nhịn, hoặc em bỏ đi chỗ khác. Em không hề có mặc cảm nhục nhã hay hèn nhát. Bé thơ... trong 10 năm qua ải. Tới tuổi mộng trăng tròn, lớn lên "thân gái dặm trường" bơ vơ giữa "rừng đời" đầy "ác thú" này. Nếu "rủi" có tánh nhát cũng phải gồng mình "bạo dạn" ráng lên để mà sống đó Anh ơi !
........
Anh ơi !
Lại một tin buồn ! Eva. vừa gọi em cho hay tin là, R.M. chồng của Patricia (bạn em) vừa mới từ trần. R.M. bị ung thư phổi đã cầm cự sáu năm nay. R.M. là nhân viên cao cấp ở trong Bộ An Ninh Mỹ. Hồi trước R. có làm việc ở Sàigòn. R.M. nhỏ hơn Anh một tuổi. Pat. đã lo cho R. tròn vẹn sáu năm nay. Cách nay 3 tuần Pat. từ Florida (USA) có gọi về đây nói chuyện với em cũng cả tiếng đồng hồ.
Sao trong người em hơi khó chịu. Thôi đi nằm nghỉ chút nha Anh !
Chờ tin Anh !
..............

"Bao nhiêu ân ái thừa em nhận,
Để vợ anh tròn đủ ái ân ."
(?)

*
29.3.2006

Anh,

Hôm nay Anh vào nhà thương ! Em biết Anh sẽ mệt lắm ! Vì người ta sẽ thử lại tất cả. Chỉ trong đầu em tưởng tượng người đang ta lấy kim chích Anh để lấy máu thử này thử nọ. Rồi giây nhợ giăng giăng gắn khắp thân mình. Nghĩ tới đây em nghe đau khắp châu thân rồi.
Hãy giữ vững "NIỀM TIN""HY VỌNG" nhé Anh ! Hy vọng Bác Sĩ sẽ tìm ra chính xác con bệnh để chửa trị...
Em trông tin Anh lắm ! Nếu Anh có bỏ xác lại dương trần thì hồn linh nhớ về đây báo mộng cho em biết nha ! Chờ tin Anh !
Kiếp này chẳng nợ ba sinh
Thôi thì kiếp khác trọn tình tròn duyên
...........
I
*

30.3.2006
Anh,

Những giọt mưa tí tách ngoài song cửa. Bầu trời trùm mây xám trông thật ảm đạm thê lương ! Hỏi, cách nào làm cho em vui lên đây ? Buồn quá thì nó sẽ hết buồn. Em cũng ráng tìm vui. Nhưng không vui nổi...!!
Hôm nay là ngày thứ hai Anh vào nhà thương. Vẫn bặt tin Anh. Và, hôm nay cũng hai tuần Anh không ăn được - Chắc Anh đã mất ít nhất cũng 10 ký lô rồi ? Em nhớ cách đây 19 năm, Em cắt thịt dư trong cổ họng , vì bị làm độc, ăn không được nên mỗi ngày em mất nửa lý lô... 14 ngày mất liền 7 ký, mà dạo đó em ốm nhom hà. Anh còn nhớ không ? Các bạn của em đến thăm đứa nào cũng nói là em bị ung thư cổ họng rồi. Nhưng tới ngày thứ 15 em ăn lại được, thì tức tốc mỗi ngày lên nửa ký lấy lại đúng cân cũ. Em bắt đầu phải nhịn ăn cơm trưa. Dạo đó hãng "HTCL" khởi phát cao độ. Em làm việc với Anh.
Còn Anh bây giờ ??? Niềm TinHY VỌNG nhé Anh !
À, dường như.... Em chỉ nhơ nhớ mơ hồ là đêm qua em nằm mộng thấy Anh về cạnh bên em. Trong thâm tâm của em thì chúng mình vui vẻ như thường lệ. Em không nghĩ Anh bệnh hoạn gì hết ! Hay là tại em nghĩ đến Anh nhiều quá nên mới chiêm bao thấy Anh như thế chăng ???
Trông tin Anh...
...........
II

*

31.3.2006

Anh,

Ngày thứ ba vẫn không có tin Anh ! Em nhớ lại kỷ niệm ngày xưa ấy :
Một ngày vắng nhau trời sầu, đất tủi.
Vạn vì sao buồn lặn khuất trong mây.
Bây giờ hai đứa mang nỗi đọa đày 
Em đợi tin, Anh có còn... không hỡi ?!!
Biết bao nỗi buồn ta cùng an ủi 
Bấy nhiêu niềm hạnh phúc hưởng bên nhau 
Rồi hôm nay, đôi dòng lệ tuôn trào 
Trông ngóng nhạn, nhạn bặt tăm im tiếng ?!! 
Bỗng dưng, em không còn tha thiết sống 
Một kiếp người quá đủ sáu mươi năm 
Lên xuống lên, sao lắm nỗi thăng trầm 
Và cứ mãi quay cuồng trên cõi thế ! 
Anh nhớ nhé ! 
Nếu có "đi" hãy chờ em theo với ! 
Chẳng còn gì tiếc nuối giữa trần gian !!
........
III
*

1.4.2006
Anh,

Em "hái" được hai đóa hoa hồng màu xanh. Màu xanh là màu "HY VỌNG" nhé Anh ! Hi hi... "HY VỌNG" em và Anh, mình sẽ gặp nhau "bên kia bờ" hay trên chín tầng mây trắng...!!
Hôm nay vào 1 tây tháng 4 rồi ! Ngày này ở nước Pháp, nếu ai có tài "xí gạt = nói dóc" chuyện tày trời mà được người ta tin thì được thưởng... Anh biết quá chuyện này há. Hồi trước, Anh cũng hay "phá" em và bạn bè...
Thôi... em sửa soạn ra ngoài một chút... Hẹn Anh khuya em về... "HY VỌNG" có lời nhắn của Anh trong điện thoại...
......
4/1/2006 6:36:30 PM

Về đến nhà chuyện đầu tiên là em xem coi có ai nhắn điện thoại không ? Thấy có 4 người nhắn... Em HY VỌNG ... lật đật bấm nghe... Nhưng... em hoàn toàn thất vọng... Vì không có lời nhắn của Anh !! Nghe lòng buồn khôn sao tả được. Em vội vàng"bay" đi tìm vui. Em chuẩn bị tinh thần đây Anh ơi !
...........
IV
*
2.4.2006


Thấp thoáng bóng trăng tựa bên rèm

Đem niềm hy vọng trong lòng em
Hôm ấy, tin buồn em nức nở
Anh vỗ về lời nói dịu êm

Em nghe cổ họng Anh nghèn nghẹn :

"Thôi đừng khóc nữa, nín đi em"
Từ đó đến nay không nghe tiếng
Dù chỉ một lời, để em yên !

*


Bão giông tới tấp triền miên

Chất chồng bao nỗi ưu phiền trong tâm
Nhưng em khấn nguyện Quan Âm
Xin Ngài hộ độ thăng trầm chóng qua.

Và niệm niệm lục tự :

Nam Mô A Di Đà Phật
...................

Anh,

Em đã làm "Đạo Diễn" cho Anh hơn 23 năm nay thì không vì một lý do nào mà em làm cho "đứt phim". Em để Anh diễn đến phút cuối cùng cho trọn vai của một người chồng "gương mẫu" há ! Anh là của Tata (vợ)... Em chấp nhận đứng đàng sau... và bắt Anh phải làm vậy vậy và vậy vậy... Tất cả những gì Anh làm cho Tata là vì Anh YÊU em. Em đã từng nói với Anh : "Nếu yêu em thì hãy yêu tất cả mọi người, nhất là Tata...".
À, em còn nhớ Anh nói : "Anh có thể yêu tất cả những người đàn bà có bản lĩnh = cá tính riêng (caractère = Personnalité) hơn những phụ nữ nói gì cũng bằng lòng "cúi mọp". Thế là Anh gặp ngay chóc em. Thật đúng, lúc ấy em xua đuổi Anh về với Tata... Há, em càng từ chối thì tình yêu của Anh càng mạnh bạo thêm. Nhưng có lúc nửa đêm trở giấc, có lẽ lương tâm em nó dày vò tự hỏi (?). Em nghĩ : Mình thừa sức kiếm hằng tá đàn ông, mà sao mình lại đi lấy chồng của người ta ? ... Nên 2 lần em muốn dứt khoát với Anh... Bằng cách (cạo đầu trọc lóc) để Anh nhìn em mà chán chê ghê tởm... Nhưng KHÔNG. Anh năn nỉ gặp em. Khi gặp em, Anh ngồi thừ ra trên "salon" mà khóc như một đứa trẻ... Em cầm lòng không đậu hứa 6 tháng sau sẽ để tóc và trở lại với Anh bình thường... Và em có hẹn với Anh : "Anh nhớ vào năm 2006 - Em tròn đủ "60 năm cuộc đời"... Cũng không chắc chắn hay thề thốt gì cả... Có thể em "bỏ đời" luôn.
Bây giờ hình như đang tới thời kỳ đấy Anh à ! Rằm tháng Bảy đúng 12 giờ trưa tới này là ngày giờ em chào đời đúng 60 năm. Ôi, trong "60 năm" em đã nếm biết bao thăng trầm, vinh nhục, sang hèn, lành dữ, chấp nhứt, tha thứ, đắng cay, chua chát, ngọt bùi... Em thấy đủ quá và quá đủ rồi. Em muốn thay xác "già yếu" này. Sau đó em sẽ trở lại đây nữa. Em không có điên đâu. Những lời này em đã nói hoài hoài hà. Mà thật sự em chỉ muốn em đến 50 tuổi thôi. Ai dè "lết" tới đây ?! Em thương thân phận đàn bà lắm Anh à !... Mặc dù em đã là "nạn nhân" của đàn bà. Em vẫn bênh vực đàn bà tối đa. Đàn bà làm cái gì, nói lời gì cũng trúng hết , ngoại trừ lén chồng đi lấy trai "ngoại tình" là trật lất thôi ! Nhưng em không lên án điều ấy... Em không nhỏ mọn tiểu nhân trả thù... để trở thành "tội nhân" của đàn bà đâu. Đôi khi đàn ông có vợ "len men" đến em thì 2 lỗ tai của họ lùng bùng nghe em "giảng đạo..." chừng vài lần là Họ bỏ chạy tuốt luốt không dám quay dầu nhìn lại em nữa hì hì... Xin lỗi Anh cho em cười 1 cái. Sao mà chỉ còn có Anh dám ở lại nghe em "giảng..." và khuyên bảo... Anh thật là người đàn ông đầy bản lĩnh "lì liều"... Nhờ vậy mới có chuyện để cho em kể lên hôm nay... Trời thương gởi Anh đến cho em... Và Anh cũng thường nói : "Cảm ơn trời gởi em cho Anh"... Chúng ta đều tạ ơn trời !

*
Em hiểu, nỗi niềm riêng của Anh, ở địa vị của Anh. Anh khó mà tâm sự chuyện "Tình Riêng" này với ai... Vì những ông bạn đồng nghiệp với Anh... Họ đâu có thích Anh 1 vợ + thêm người tình nhỏ. Họ muốn Anh giống họ... Theo em thấy trong 23 năm nay... Có ông đã ba lần ly dị... Họ cứ "thay nước"... Hễ bỏ bà vợ (tình yêu thuở ban đầu???) bằng bằng tuổi đi cưới vợ thứ hai nhỏ hơn cả chục tuổi. Rồi bỏ vợ thứ hai, cưới vợ thứ ba, nhỏ hơn 15, hoặc 20 tuổi... Anh thì chỉ YÊU có một mình em mấy chục năm nay... Và nhắm mắt đóng vai người chồng tốt... Cho nên Anh bị "trầm cảm" mà sanh ra bệnh như thế này !
Em nhớ lại, bữa hổn có cô bạn, vì thương em, cô bảo em nên trá hình (giả dạng) nhờ người bạn trai nào đưa vào nhà thường thăm Anh, với tính cách em là vợ của người đàn ông kia xem như bạn của Anh...(???)... KHÔNG. Em không làm được Anh ơi ! Em đóng rất nhiều vai nhiều tuồng, từ trên sân khấu đến ngoài đời. Nhưng đóng vai này thấy lòng em phát run lên. Rủi gặp mặt Tata thì chắc em đứng tim chết mất. Em đã giữ gìn suốt bao năm, nay vì chút lòng riêng mà em làm rủi "bể" ra thì ngàn đời hối hận chẳng vơi. Đành chịu như vầy nhé Anh ! Hãy sống cho người thì tâm hồn mình sẽ được nhẹ nhàng sau đó và giữ được hạnh phúc lâu dài Em đã cương quyết chấp nhận rồi ! Mình sẽ gặp nhau "Bên Kia Bờ" hay trên "chín tầng mây trắng". Rồi mình sẽ nắm tay nhau trở về cõi "Ta Bà" này "giúp đời" tiếp nha Anh !
Mãi ghi khắc tình Anh.
..........
V
*

3.4.2006
Anh,

Ánh nắng của mùa xuân tỏa vàng khắp bầu trời Paris. Nhưng lòng em đang phủ trùm một màu đen u ám. Em sẽ cố gắng đưa ánh mặt trời vào tâm em để đánh tan những áng mây mù. Em vẫn nắm níu niềm HY VỌNG... chờ tin Anh !
*
Hôm nay cháu Xuân Kiều gởi hình mộ của Mẹ em đã xây xong. Thấy 2 người anh của em đứng chụp hình chung trước mộ Mẹ. Em thấy lòng cũng vui vui. Thế là "chiến tranh gia đình) đã dập tắt. Mọi sự đã qua như cơn gió thoảng. Mùng 9 và Mùng 10 này là ngày giỗ thứ 56 của Ba em. Chắc 2 Anh của em hòa thuận cùng chung làm Giỗ cho Ba ở BÌNH CHÁNH ? Em hy vọng sẽ là vậy !
................
VI
*
6.4.2006

Anh,

..... Chiếc xe du lịch "XM"... màu xanh đậm ngừng ngay cửa khách sạn "Sofitel". "Portier" đến mở cửa. Anh bước xuống... Em đi ra chào đón Anh với tư cách một nhân viên thân cận của ông chủ "bự"... Anh vẫn vui vẻ tươi cười giễu giỡn như ngày nào... Bao nhiêu quan khách đang chờ đợi Anh... Tiếng vỗ tay rân lên áp hết những tiếng nói... khi "MC" giới thiệu Anh... Anh sửa cổ áo và cà vạt, bước lên bục gỗ gật đầu chào quan khách
... Miệng luôn tươi cười, nói cảm ơn và tiếp tục đọc diễn văn thuyết trình... và nói lý do có buổi "Tiếp Tân" trọng đại này...
Khoảng 15 phút sau các nhạc sĩ bắt đầu đệm Dương cầm với những bản nhạc Jazz ... Tất cả cùng nâng ly...
Giật mình tỉnh giấc.... Ôi, ngày xa xưa ấy...
........
IX
*

8.4.2006
Anh,
"Yêu em đến ngàn đời
Yêu em đến tàn hơi
Yêu em cao ngút trời
Yêu em, Ôi tuyệt vời !"


Những lời Anh thường "ca" với em suốt mấy mươi năm qua. Nhưng bữa hôm (27 tháng 3 năm 2006) vừa rồi. Anh nghẹn ngào nói, như những lời trăn trối và chào vĩnh biệt. "Chúng mình đã hưởng chung biết bao hạnh phúc... Nếu Anh có bề gì... thì em hãy giữ những kỷ niệm đẹp ấy !". Thật sự Anh lo cho em đến giây phút cuối cùng đời Anh.
Em còn HY VỌNG. Em đợi 4 ngày nữa Anh à ! Em không nhờ ai gọi điện thoại xuống nhà Anh để xem thực hư như thế nào ? Mà chính tự em phải CHẤP NHẬN ...
.....
XI
*
12.4.2006

Yến tiệc cuối cùng mùa hè 4.9.2005  
Bóng Anh bên đời
Bấm vào đây để xem hình lớn hơn.



Tên hình: Rosa_blanche_CarteBlanche.jpg

Lần xem: 2

Cỡ: 118.3 KB

ID: 1355



Anh,

Dâng Anh một đóa bạch hồng

Một ngọn nến trắng, Non Bồng chờ em !
Anh cứ yên lòng ra đi. Chắc chắn chúng mình sẽ gặp nhau. Anh đã làm tròn bổn phận một người Chồng, một người Cha và một "Người Tình Tuyệt Vời":
"Vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa"

Nghĩ rằng : Anh đã đi xa

Nhưng KHÔNG : Anh vẫn là đà bên em.

Ngàn đời không thể nào quên

Tình Anh em đặt lên trên "ĐỈNH ĐỜI"

Bây giờ em đến nhà TH dùng cơm trưa. Và sẽ kể chuyện tình của chúng mình, từ đêm 14 tháng 2 năm 1983 trong "Đêm Lễ Tình Yêu = Nuit Saint-Valentin"...

Đêm Lễ Tình Yêu phủ tuyết sương
Quân Tử lang thang giữa đêm trường
Bỗng dưng dừng bước nhìn hoa dại
Tim lòng vương vấn chuyện yêu đương.

Với tay nhặt lấy cành hoa ấy
Ấp ủ tình nồng tỏa ngát hương
Bao năm bôi xóa đời gió bụi
Tan biến đoạn trường, dứt đau thương.


Từ đó, Anh ban cho em một TÌNH YÊU và cuộc sống TUYỆT VỜI ! Tạ ơn Anh và mãi mãi ghi khắc tình Anh đã cho em...
.......... !!
Xin quí vị & ACE đừng CHIA BUỒN

*

13.4.2006
Anh,

Đang giữa mùa Xuân mà bầu trời Paris mây xám giăng giăng. Nhưng nhìn dưới sân nhà hoa mai 'Tây' đang nở vàng rực trông cũng vui mắt.




Mặc dù em dứt khoát tư tưởng cho Anh đã "Trả Nợ Đất". Nhưng hương hồn Anh vẫn bên em. Không gì thay đổi. Mỗi ngày em vẫn viết thư tâm sự cùng Anh. Kể chút này cho Anh nghe :
Hôm qua em đến nhà TH. tưởng đâu em kể chuyện tình mình. Nhưng không. Em để TH kể chuyện chồng của của Nàng. Em nghe bàng hoàng như người đang trong cơn ác mộng. Chồng TH ngoại tình hơn 18 năm mà Nàng mới biết được 2 năm nay. Thế là hai vợ chồng đang ly dị trong "chiến tranh lạnh" với sự căm thù của TH. TH gọi chồng Nàng là : "Kẻ gian xảo thuộc loại Thượng Thừa" vì hắn lừa Nàng lấy hết tiền bạc rồi bỏ đi với một người đàn bà mà cũng là "chị bạn" của TH. Tình cảnh hơi giông giống với gia đình em ngày trước. Nhưng chồng em không có "ôm" hết tiền ra đi, mà ông rất sòng phẳng chia đôi tất cả những hiện kim và hiện vật với em. Ôi ! Khi lòng người đổi trắng thay đen ! (Bất luận đàn ông hay đàn bà !) họ tàn nhẫn ghê lắm !
Từ từ em sẽ kể tiếp cho Anh nghe nha ! Chúc Anh bình yên.
...........
vdn


***

Chiều xuân Paris 21.4.2012

Anh,
Em vừa (lụm) được 2 câu ca dao tuyệt vời :

"Một đêm quân tử nằm kề
Còn hơn trọn kiếp dựa bề thất phu"

(Ca dao VN)
Cả tuần rồi mình không liên lạc nhau. Mấy tuần trước Anh vào n/t thử lại đủ thứ - kết quả BS nói, tất cả bình thường. Chỉ những bệnh kinh niên thì cứ tiếp tục uống thuốc.Lâu lâu nghe lại bản nhạc này quả thật đúng "Anh Còn Nợ Em" nên vẫn sống để làm bóng mát cho em .



Kính mời Quý Vị vô >> :: ĐÂY :: đọc "ThưCNT" liên tục vui hơn.