Lưu trữ

Phổ biến

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

CHÀNG hay NÀNG T.T.Kh ??? - Nguyễn Thị Hồng, ngày 16.9.2013

Hôm qua ·

CHÀNG hay NÀNG T.T.Kh ???

Đây là kết qủa tìm kiếm của bọn cháu về nghi án văn học TTKh.

Thưa các bác và các chú,

Khi đi tìm vết tích của T.TKh, bọn cháu không bị ảnh hưỡng của chú Lu Hà hay bất kỳ ai nói về giới tính của thi sĩ T.T.Kh, vì bọn cháu muốn phân tích một cách khách quan theo quan điễm riêng của bọn cháu.

Thưa Bác Nhất Tâm, Bác Van Cay Bui, Chú Lu Hà và chú Đào Thi Nhân, về giới tính của tác gỉa có tên là T.T.Kh theo nhiều tài liệu mà bọ cháu tham khảo đưọc trên mạng; thì gần như T.T.Kh là chân dung của một ngưòi tên là Trần Vân Chung với bút hiệu là Vân Nương ( hình bên ), và rất nhiều thi, văn sĩ khi tìm hiểu đến người thi sĩ T.T.Kh đều có một kết luận giống nhau về ngưòi nữ thi sĩ có tên Vân Nương nầy.


LÝ DO > Vì nhân thân của bà rất giống với chuyện tình của nhà văn Thanh Châu.

Kết luận về nghi án của T.T.Kh; đều quả quyết là nhà văn Thanh Châu là người biết chân tướng thật của T.T.Kh vì đây là nhân vật có nhiều liên quan với cuộc đời nhà văn TC nầy lúc còn trẻ. Mặc dù Bà Vân Nương và nhà văn Thanh Châu đều không xác nhận việc nầy. Lý do: vì giử thể diện cho nhau.

Hãy nghe câu nói của nhà văn TC về T.T.Kh như sau:

Còn về nhà thơ “bí ẩn” T.T.Kh, nhà văn Thanh Châu vẫn luôn giữ nguyên quan niệm từ năm 1939, là: "Không cần biết con người thật của T.T.Kh, tôi chỉ biết rằng đó là người đàn bà đã viết được những vần thơ đẹp. Còn muốn gì hơn? Sao người ta cứ muốn làm nhơ bẩn những gì gọi là trong sạch ở cõi đời này?".

Một số nhận định giống nhau về giới tính của T.T.Kh là nữ gồm có:

1.Trần Đình Thu trong hai link do ông viết :
* http://www.thivien.net/viewwriting.php?ID=158
*http://www.truonghaiauto.com.vn/trungtamthongtin/index.php?option=com_content&view=article&id=2481&Itemid=6

2.T.T.Kh là gì? phân tích của Trần Quang Sơn
http://olympiavn.org/forum/index.php?topic=12798.0.

T chữ thứ nhất là TRẦN
T chữ thứ hai là THANH
Kh chữ thứ ba là KHÓC

KHÓC ở đây là khóc cho mối tình có duyên không nợ, khóc cho cái éo le cuộc đời. Tạo hóa trớ trêu khiến cho họ gặp nhau rồi đem cho họ bao nhiêu là nước mắc ngậm ngùi khi xa nhau.

THANH là Thanh Châu, là tác giả của truyện ngắn"Hoa Tigôn" đã nhắc ở trên. Ông hiện cư ngụ tại Hà Nội, là người đã tạo cho T.T.Kh. những cảm xúc để viết lên những giận hờn, thương xót, và khóc thương. Người đã mang nặng chữ chung thủy với chữ tình, đã gắn bó với thơ T.T.Kh., với cái hồn của nàng suốt hơn 50 năm trời đăng đẵng. Một người mà hôm nay thân đã tàn sức đã tận, nhưng tâm hồn vẫn lâng lâng cái trẻ trung, cái nhớ thương ray rứt về cố nhân. Một người có tâm hồn cao thương và sắc đá, trước những thử thách trớ trêu của tạo hóa, nhưng lại mềm mại, đắng cay trong từng ngòi bút ông buông lời

TRẦN là Trần Thị Chung, (tên thường gọi là Trần Thị Vân Chung) sinh ngày 25-8-1919 tại thị xã Thanh Hóa, Hà Nộị sinh trưởng trong một gia đình Quan lại thời bấy giờ. Vân Chung có một người anh cả, hai người em gái và một người em trai út. Năm 1934, qua mối mai, gia đình nàng đã hứa gả nàng cho một luật sư (Lê Ngọc Chấn, ông đã chết sau khi mãn tù cải tạo học tập). Hiện nay bà cùng các con sinh sống ở miền Nam nước Pháp trong một thị xã nhỏ và bà vẫn tiếp tục làm thơ, viết văn với nhiều bút hiệu khác khau như Vân Nương, Tơ Sương v.v...

3. Kết luận của Thế Nhật
http://kinhdotruyen.com/tac-gia-the-nhat/truyen-ttkh-nang-la-ai-loai-chuong-ii-35767.html
Đến đây, thì mọi việc đã rõ và cũng có thể khẳng định: Chỉ có anh Thanh Châu mới biết rất rõ T.T.KH là ai? Vì ai? Mà có “Hai sắc hoa ti-gôn”
Ông biết mà vẫn im lặng? T.T.KH biết mà vẫn im lặng? mặc cho người đời bày đặt thêu dệt.
Kháng chiến bùng nổ, ông Thanh Châu đi lên chiến khu suốt chín năm đánh Pháp.
Năm 1954 hoà bình trở lại trên đất Bắc T.T.KH cùng gia đình di cư vào Nam…
đằng đẵng mấy chục năm trời, họ mới gặp lại nhau.
Đánh nhẽ cái nghi án văn học này chấm dứt từ năm 1976 trong ngôi nhà của cô em gái T.T.KH là Trần Thị Anh Minh, vợ của thi sĩ Hà Thượng Nhân …ở Sàigòn, nếu hai người không giữ im lặng đến ngày nay, để nhiều người mất công kiếm tìm.

4.Theo link nầy thì, quyết đoán T.T.Kh, là nhân vật mà nhà văn Thanh Châu biết rất rỏ:
http://tanmanvanchuongthephong.blogspot.de/2013/08/ttkh-nang-la-ai-phong-nhat-2.html

5. T.T.KH - NÀNG LÀ AI ( một nghi án văn học)
* Chúng tôi xin cám ơn bà Đ.T.L nhiều, nếu bà không kể lại ai đích thực là T.T.KH; Tất sẽ không có cuốn sách này. Đồng thời cảm ơn chị TÔN NỮ HỶ KHƯƠNG với tấm hình chụp chung với T.T.KH
* Và rất thành thật xin lỗi chị TRẦN THỊ VÂN CHUNG (tức T.T.KH) và anh THANH CHÂU về nghi án văn học có thật này không thể không công bố
THẾ NHẬT199
http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=506197&mpage=1&print=true

6. GIẢI MÃ T.T.KH
http://blog.zing.vn/jb/dt/phanvancho0450/14693045?from=my
Mối tình giữa Thanh Châu và Vân Chung là một mối tình văn chương cao đẹp vì cả hai người đều có tâm hồn văn nghệ sĩ. Truyện ngắn Hoa ti gôn của Thanh Châu thể hiện đầy chất lãng mạn và những bài thơ của Vân Chung viết sau này cũng thật lãng mạn
Sau khi chia tay, hai người không có điều kiện gặp lại nhau nữa vì đến năm 1954, hai miền Nam Bắc chia đôi, Vân Chung đã cùng chồng vào Nam còn Thanh Châu ở lại quê nhà. Mãi cho đến bốn mươi năm sau, khi đất nước thống nhất, Thanh Châu mới tìm vào Sài Gòn để thăm lại cố nhân.
Nhà văn Thanh Châu đã trực tiếp xác nhận chừng đó thông tin nhưng ông không đồng ý khi đặt vấn đề rằng T.T.Kh chính là bà Trần Thị Vân Chung.

-------------hết trích-------------

ĐÂY LÀ KẾT LUẬN VỀ NỬ TÍNH CỦA T.T.KH mà bọn cháu lấy làm đại biểu cho sự tìm tòi của bọn cháu, để kết luận về nữ tính của T.T.Kh:

http://thatsonchaudoc.com/banviet2/TruyenSuuTam/GN_GiaiMaTTKH.htm

Thơ T.T.Kh hiện đại từ ngôn ngữ cho đến hình ảnh cho ta thấy sự khác biệt về cách sử dụng từ ngữ giữa T.T.Kh và Thâm Tâm, Nguyễn Bính.Ngôn ngữ trong thơ T.T.Kh là tác giả hầu như chỉ sử dụng từ thuần Việt. Đây là một đặc điểm cho thấy tác giả không hề hoặc rất ít được tiếp xúc với Hán học mà chủ yếu được đào tạo theo quốc học.

Về mặt sử dụng hình ảnh, cũng có những điểm cho ta thấy sự khác biệt. Một ví dụ đơn giản: hình ảnh bông hoa ti gôn. Ti gôn là một thứ hoa của phương Tây du nhập vào Việt Nam trước đó không lâu. Vào thời ấy, nó là loài hoa của những gia đình trưởng giả. Nó có thể quen thuộc với những thi sĩ hiện đại như Xuân Diệu, Huy Cận, nhưng nó sẽ xa lạ với một nhà thơ chân quê như Nguyễn Bính hoặc một nhà thơ áo bào gốc liễu như Thâm Tâm.
Nếu cần dùng hình ảnh một loài hoa nào đó để làm thơ thay cho người khác thì với Thâm Tâm, có lẽ ông sẽ dùng hoa gạo, hoa lý, hoa xoan... còn với Nguyễn Bính thì ông sẽ dùng hoa cải, hoa cà, hoa chanh, hoa mướp...

Đọc kỹ những câu thơ của T.T.Kh, có những câu dường như chỉ là tác giả nữ thì mới viết như thế:

"Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng
Trời ơi người ấy có buồn không" (Hai sắc hoa ti gôn).

Chúng ta phải thừa nhận điều này, đàn ông và phụ nữ có cách nói, cách nghĩ khác nhau. Có những điều, đàn ông nghĩ thế này nhưng phụ nữ sẽ nghĩ thế khác. Chẳng hạn người đàn ông thường lo người mình yêu bị khổ còn phụ nữ sẽ lo người mình yêu bị buồn. Cho nên là phụ nữ thì T.T.Kh mới viết câu: "Trời ơi người ấy có buồn không".

"Từ đấy, thu rồi, thu, lại thu
Lòng tôi còn giá đến bao giờ?
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ...
Người ấy cho nên vẫn hững hờ".

Đây là những cảm nhận hết sức tinh tế của một người phụ nữ, hơn nữa là người phụ nữ đã có chồng. Đàn ông không thể làm được những câu thơ này.

Đọc những vần thơ của T.T.Kh, ta thấy tràn ngập trong đó những nỗi niềm tâm sự, những xót xa ngậm ngùi, những buồn thương uất hận:

"Tôi oán hờn anh mỗi phút giây
Tôi run sợ viết bởi rồi đây
Nếu không yên được thì tôi chết
Đêm hỡi, làm sao tối thế này" (Bài thơ cuối cùng),

"Là giết đời nhau đấy phải không
Dưới giàn hoa máu tiếng mưa rung
Giận anh em viết dòng dư lệ
Là chút dư hương điệu cuối cùng" (Bài thơ cuối cùng),

"Đâu biết lần đi một lỡ làng
Dưới trời gian khổ chết yêu đương
Người xa xăm quá tôi buồn lắm
Trong một ngày vui pháo nhuộm đường" (Hai sắc hoa ti gôn)...

Với những câu thơ này T.T.Kh dứt khoát phải là một tác giả nữ.

Chúng cám ơn:
1. Bác Huỳnh Nhất-Tâm,
2. Bác Van Cay Bui
3. Chú Lu Hà
4. Chú Thi Nhan Dao
đã góp ý cho bọn cháu về câu chuyện lý thú về giới tính của T.T.Kh.
Câu kết luận sau cùng của bọn cháu chính là phần kết luận sau cùng của bài viết nầy, đó là:

"dứt khoát phải là một tác giả nữ"

Tuy nhiên theo chúng cháu nhận thấy T.T.Kh vẩn là một huyền thoại trong văn, thi đàn VN từ thập niên 1930 cho mãi về sau...Trân trọng cám ơn tất cả thi sĩ lớn trên FB đã cho chúng cháu có dịp tìm hiểu thên về một huyền thoại về T.T.Kh.

Nguyen Thi Hong, ngày 16.9.2013
Bỏ thích · · Bỏ theo dõi bài viết · Chia sẻ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét