Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

Văn Thơ Lạc Việt trân trọng kính mời quí vị tham dự chiều thơ nhạc, tưởng niệm những vị nhà văn, thơ cố vấn và thành viên đã qua đời năm 2012. Nhà thơ Hà Thượng Nhân, Bình luận gia Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh, Nữ sĩ Trùng Quang, và nhà thơ Hà Ly Mạc.

Chiều Tưởng Niệm, Chúa Nhật ngày 30 tháng 6 năm 2013

Văn Thơ Lạc Việt trân trọng kính mời quí vị tham dự chiều thơ nhạc, tưởng niệm những vị nhà văn, thơ cố vấn và thành viên đã qua đời năm 2012. Nhà thơ Hà Thượng Nhân, Bình luận gia Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh, Nữ sĩ Trùng Quang, và nhà thơ Hà Ly Mạc. Tại trường Trung Học Yerba Buera. 1855 Lucretia. San Jose, CA 95122. Thời gian 1:30 PM chiều Chúa Nhật ngày 30 tháng 6 năm 2013.

 
 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------





Tiểu sử thi sĩ Hà Thượng Nhân
Hà Thượng Nhân tên thật Phạm Xuân Ninh, sinh năm 1919 tại làng Hà Thượng, Thanh Hóa Bắc Việt. bút hiệu khác Nam Phương Sóc. Tham gia kháng chiến chống Pháp. Năm 1950 về Hà Nội, gia nhập quân đội Quốc Gia và di cư vào Nam. Làm việc tại Nha Chiến Tranh Tâm Lý. Năm 1957 giữ chức Phụ Tá Phòng 5 Bộ Tổng Tham Mưu tại Sài Gòn. Rồi làm việc tại đài Phát Thanh Sài Gòn. Sau 1975 bị giam tại nhiều trại 'cải tạo' của Cộng Sản Việt Nam. Hiện định cư tại Hoa Kỳ. Khởi viết năm 1950. Phụ trách các mục Đàn Ngang Cung trên nhật báo Tự Do (Sài gòn) và mục Những điều Trông Thấy trên nhật báo Ngôn Luận (Sài gòn). Thi phẩm đã xuất bản : Bên Trời Lận đận (1998). 
Có bài đăng báo từ năm 1936. Chính thức làm báo từ 1945. Năm 1952 bỏ kháng chiến, vào thành, đi dạy học. Năm 1954 động viên vào quân đội với cấp bậc Đại Úy trừ bị. Làm chủ bút một số báo Quân Đội như Phụng Sư, Chiến Sĩ Cộng Hòa, Tiền Tuyến...
Liên tiếp trên 10 năm (từ đệ nhất đến đệ nhị Cộng Hòa) có chân trong Ban Giám Khảo Giải Thi Ca Toàn Quốc. Từng đại diện cho Việt Nam Cộng Hòa tham dự các hội nghị Thi Ca Lưỡng Niên, Văn Bút, Báo chí ở Pháp, Anh, Bỉ, Hòa Lan, Brazil, Nhật, Đài Loan, Đại Hàn, Phi Luật Tân v. v...
Viết mỗi ngày một bài thơ trào phúng cho nhật báo Tự Do trong 9 năm liền và nhật báo Ngôn Luận trong 6 năm (bút hiệu Nam Phương Sóc). Ngoài ra còn viết cho hầu hết các tạp chí Văn Học của Miền Nam.
Tổng cộng thơ đã in trên báo khoảng trên 5000 bài.
Đã dịch các kịch phẩm Le Cid của Corneille và Andromaque của Racine ra thơ Việt. Dịch lại Chinh Phụ Ngâm theo nguyên điệu. Dịch hầu hết các bài cổ văn danh tiếng Trung Hoa gồm cả Sở Từ và Ly Tao của Khuất Nguyên.
Sách đã xuất bản:
@Vấn Đề Cải Cách Ruộng Đất Ở Miền Bắc do Nha Chiến Tranh Tâm Lý ấn hành với bút hiệu Việt Hà.
@Dự thảo Lý Thuyết Chiến Tranh Chính Trị do Cục Tâm Lý Chiến ấn hành với bút hiệu Hà Thanh. Đã được Bộ Quốc Phòng chấp nhận dùng làm tài liệu huấn luyên cho ngành CTCT.
Nha Chiến Tranh Tâm Lý ấn hành với bút hiệu Việt Hà.
@Vấn Đề Đoàn Kết, Một Chiến Thuật Nguy Hiểm của Cộng Sản do Nha Chiến Tranh Tâm Lý ấn hành với bút hiệu Việt Hà.
@Vấn Đề Chỉnh Phong Ở Trung Quốc do Nha Chiến Tranh Tâm Lý ấn hành với bút hiệu Việt Hà.     
Một văn tinh vừa tắt. Nhà thơ Hà Thượng Nhân vừa từ trần ngày 11 tháng 10, năm 2012 vừa qua.

Biography poet Hà Thượng Nhân
Hà Thượng Phạm Xuân Ninh's real name, born in 1919 at Hà Thượng village, Thanh Hóa North Vietnam. Other pseudonyms Đông Phương Sóc. Join the fight against France. To Hanoi in 1950, joined the National army and migrated to the South. Work at state warfare department. 1957 served as Assistant Division 5th of the General Staff in Saigon. Then working at Radio Saigon.
After held in camps in 1975 'reform' of Communist Vietnam. Currently residing in the United States.
Start writing in 1950. In charge above the Đàn Ngang Cung in the paper Tự Do (Saigon) and the columm Những Điều Trông Thấy in the paper Ngôn Luận (Saigon). Poetry has published: Bên Trời Lận Đận (1998).
Almost his name appeared on all newspapers from 1936, Officially reporter from 1945, 1952 off fight go to the city to be a master at school, and 1954 drafted into the army with the rank of Captain reserves. Doing some newspaper editors as Phụng Sự, Chiến Sĩ Cộng Hoà and Tiền Tuyến magazines.
Repeatedly over 10 years, he was as a member of the jury National Poetry Prize. Represented the Republic of Vietnam to attend the Annual Conference Poetry, PEN, and newspapers in France, England, Belgium, Holland, Brazil, Japan, Taiwan, South Korean, and Philippines.
Write every day a priceless poems for Tự Do paper in 9 years, and Ngôn Luận newspapers in 6 years (pseudonym Đông Phương Sóc). Also writes for magazines most of Southern Literature.
Total poems printed in the newspaper article about the 5000.
He has translated the words of the Le Cid by Corneille and Racine Andromaque into   Vietnamese poetry. Chinh Phụ Ngâm translated in native tune. Translated almost all the ancient Chinese content and including character as Sở Từ and Ly Tao of Khuất Yuan.
Books published with pseudonyms Việt Hà:
@ The Land Reform Issues in Northern by state and psychological warfare.
@ The Draft Political and psychological Theory of War by the Psychological Warfare Department, and published the pen name Ha Thanh. Department of Defense accepted for use as teaching materials for political and psychological warfare at Political and psychological department.
@ The Affairs Solidarity and A Dangerous Strategy Communist psychological warfare.
@ The Main Problem in China due to psychological warfare department
A light of verse star is just off. Poet Hà Thượng Nhân had died on October 11, 2012

Bài thơ của cụ Hà Thương Nhân gởi Tướng Nguyễn Cao Kỳ
Tiễn người, Ta khóc
Người về. Ta bỗng nghe đau nhói 
Xé nát từ đây môt chữ tình 
Xương máu chẳng hề vì lý tưởng 
Mà là thiết thực chuyện mưu sinh 
Người về để đổi thù ra bạn 
Tiếng thét người dân có bão bùng 
Người ngoảnh mặt đi không biết đến 
Mặc cho sóng gió bốn bề rung 
Người về! Nơi đó là quê mẹ 
Ta nhớ như nhau suốt cuộc đời 
Quê mẹ bây giờ là xứ lạ 
Lưu đày trên đất lạ mà chơi! 
Người về. Như thế mà về được 
Nếm miếng canh thừa liệu có chua? 
Người vẫn đô la còn nặng túi 
Việc gì chúng nó nỡ lòng xua? 
Người về. Ta thực lòng thương hại 
Tiếng Tự Do gào đã đứt hơi 
Mảnh áo cà sa còn vấy máu 
Làm sao có thể nói nên lời 
Là sao dám viết cho dân tộc? 
Chén rượu bên hè dưới ánh trăng 
Có thẹn lời thề năm tháng cũ? 
Có nghe tiếng ngựa hí âm vang? 
Người về. Ta nói gì thêm nữa 
Có nói càng thêm thấy bẽ bàng 
Đào ngũ chẳng trong thời loạn lạc 
Bây giờ lại trở lối sang ngang! 
Ta thương thơ cũ người từng viết 
Mới biết không đâu cũng đoạn trường 
Trước mặt kẻ thù kêu bạn thiết 
Nỡ nào ta viết chữ bi thương. 

Hà Thượng Nhân - 2002
  

Tiểu sử Nữ Sĩ Trùng Quang 
Nữ sĩ Trùng Quang sinh tại Hà Nội năm 1912, đã từng hoạt động với các hội đoàn văn hoá Bắc Trung Nam Việt và cũng là Hội Trưởng Hội Phụ Nữ đầu tiên tại Việt Nam - Phụ Nữ Tương Tế - chuyên lo về công tác xã hội từ 1949 đến 1954. Nữ sĩ nguyên là Hiệu trưởng trường Việt Nữ tại Hà Nội và trường Phương Chính tại Saigon, giảng dạy Việt Ngữ, Sinh Ngữ, Nữ công... Tuy ưa thích văn chương nhưng vẫn chuyên tâm lo về công tác xã hội. Nữ sĩ đã từng sáng tác văn thơ, từng làm ký giả, viết thi thoại kịch. Tất cả các kịch bản đã được trình diễn tại Hà Nội và Sài Gòn. Nữ sĩ cũng đã phụ trách một chương trình trong đài truyền thanh nói về Vấn Đề Phụ Nữ, đồng thời giữ một tiết mục trong chương trình truyền hình chuyên bình diễn về thơ của nữ phái có tên là Đài Thơ Phương Chính. Năm 1956 Nữ sĩ đã sang Nhật Bản, chú trọng quan sát về sự sinh hoạt của phụ nữ Nhật.
Khi về nước mở xưởng làm tiểu công nghệ, đó là xưởng nghề đầu tiên chế tạo nhân hình Việt Nam mang tên Búp Bê Văn Hoá, và mở trường Nữ công với chủ chương là phụ nữ Việt Nam cầu tiến bộ trong chiều hướng Văn Minh Trong Thuần Túy. 
Ngày 5 tháng 6 năm 2007 kỷ niệm 15 năm thành lập Thi Đàn Lạc Việt, thi sĩ Trùng Quang vì lý do sức khỏe không tham dự đươc nên Bà có viết bài thơ nhan đề Vui Thơ để mừng Đông Anh và Thi Đàn Lạc Việt và đồng ý để ghi vào Tuyển Tập Lạc Việt 2007.
    Nữ sĩ Trùng Quang về trời lúc 9 giờ tối ngày 6 tháng 9 năm 2012 nhằm ngày 21 tháng 7 năm Nhâm Thìn. Hưởng đại thọ 101 tuổi

Biography poet Trùng Quang
Poetess born in Hanoi, Pen names Trùng Quang in 1912, involved with the organization Bắc Trung Nam Vietnamese culture and is also the first head of the Relief Society in Vietnam - General Women's Health - dedicated to social work Assembly from 1949 to 1954. She was earlier Rector of Việt Nữ in Hanoi and the Phương Chính in Saigon, Vietnam to teach English, language, and feminine occupations ... She embellished literary-minded concerned about social work. Poetess who has writing poetry, worked as a journalist, writing test scripts dialog. All scenarios performed in Hanoi and Saigon. She also has took care of a radio program to talk about women's issues, and hold  product in the TV show specializing in women's poetry called Đài Thơ Phương Chính.  She has the experience to Japan 1956, and focused on the activities of Japanese women.
After she is back Vietnam, she opened craft workshops, which make of the first Vietnam Cultural called Doll, and open to all the Women of the Vietnam progress in the Civilization direction.
June 5, 2007 the 15th anniversary of the establishment of Thi Đàn Lạc Việt, Trùng Quang poet because of health reasons, should not participate. She wrote Poems to Celebrate Vui Thơ Dong Anh and Thi Đàn Lạc Việt, then agreed to raise this verse on Lạc Việt 2007 Collection.
     Trùng Quang poetess sky at 9pm on September 6, 2012 to July 21 the year of the Dragon. Enjoying a life of 101 years old

VUI THƠ
Mừng Thi Sĩ Đông Anh

Lạc Việt hôm nay đã phục hồi 
Nghe tin “hồi phục” bạn bè vui
Sáu mươi thi sĩ than thân lão
Sáu bảy giờ đây trẻ lại rồi

Sáu mươi xưa ước lên tiên ở (1)
Bao chuyện trần gian bỏ mặc đời
Nhưng... bảy năm qua tư tưởng khác
Hội thơ nhóm bạn để làm vui (2)

Vui thêm trẻ lại mừng thi sĩ
Hoa Giáp Đông Anh đã cũ rồi
Mái tóc còn xanh chưa đủ bạc
Vần thơ thêm đẹp, ý thêm tươi

Bỏ ý lên tiên tâm não mới
Thức thời âu cũng gọi là tiên
Tình xưa xin góp làng văn học
Mực lại tươi dòng. Thơ đậm duyên

Trùng Quang
6-2007 

Tiểu Sử  Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh
Bình Luận Gia Sơn Điền Nguyễn Viết  Khánh Sinh năm 1921 tại Bắc Giang - Bắc Việt.
Năm 1948 ông viết truyện ngắn cho tuần báo Thanh Niên ở Hà Nội những với bút hiệu Tùng Khanh.
Năm 1949, Nguyễn Viết Khánh Chủ nhiệm Nhật báo Quyết Sống ấn hành tại Hà Nội. Vào thời kỳ này chiến tranh Việt Pháp bắt đầu lan rộng.
Năm 1951, Nguyễn Viết Khánh cùng với nhà báo Hồ Văn Đồng tổ chức chi nhánh Việt Nam Thông Tấn Xã, tức Việt Tấn Xã (VTX), trụ sở ở Saigon và Hà Nội.
Năm 1952 Sau khi xuất bản tại Hà Nội tập truyện ngắn đầu tiên với bút hiệu Tùng Khanh, Nguyễn Viết Khánh làm đặc phái viên chiến tranh cho VTX tại Huế.
Năm 1954 Nguyễn Viết Khánh phái viên toàn quốc của VTX tại Saigon.
Năm 1955, Nguyễn Viết Khánh trở thành nhà báo đầu tiên Việt Nam cùng các
ký giả thế giới tường thuật tại chỗ Hội nghị Thượng đỉnh Á-Phi tại Bandung
(Indonesia). Trong chuyến đi này ông đã được Thống chế Tưởng Giới Thạch, Tổng
Thống Đài Loan tiếp kiến và đã trực tiếp phỏng vấn Đại tướng Trần Thành, Phó
Tổng Thống.
Năm 1956, Nguyễn Viết Khánh là phái viên VTX, đặc trách phủ Tổng Thống.
Năm 1958, Nguyễn Viết Khánh hợp tác với tờ Thần Chung của nhà báo Nam Đình trong các mục phóng sự đặc biệt.
Từ 1959, Nguyễn Viết Khánh đi tu nghiệp tại Nhật Bản về các tiêu chuẩn báo chí quốc tế:
Năm 1961, Nguyễn Viết Khánh là Trưởng ban Pháp ngữ tại Việt Tấn Xã.
Đây là lần đầu tiên mục bình luận thời sự mang tên "Trước Thời Cuộc" do ông phụ trách với bút hiệu "Việt Lang Quân" xuất hiện trong làng báo Việt Nam.
Năm 1964, Nguyễn Viết Khánh đặc trách các bản tin quốc nội quốc tế của VTX. Đồng thời ông chuyên viết về các vấn đề Khoa học Không gian và Vũ trụ cho báo Dân Chủ Mới, và dịch thuật tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung, Nghê Khuông, Gia Cát Thanh Vân từ nguyên bản chữ Hán cho một số nhật báo Saigon.
Năm 1965, Nguyễn Viết Khánh chính thức là Tổng Thư Ký Tòa Soạn Việt Tấn
Xã.
Cũng từ 1965, cùng Tổng Giám đốc Việt Tấn Xã Nguyễn Ngọc Linh, Nguyễn
Viết Khánh mở lớp huấn luyện phóng viên nhà nghề tại Việt Tấn Xã. Đây lớp
dậy nghề báo chính quy đầu tiên tại Việt Nam trước khi có phân khoa báo chí truyền thông thực sự thành hình tại các đại học.
Năm 1966, theo lời mời của Bạch Cung Ngũ giác đài, Nguyễn Viết Khánh
cùng đoàn ký giả các nước Á châu và Âu châu đi quan sát các cơ cấu Quốc phòng
và Không gian Mỹ.
Với tư cách Tổng Thư ký Việt Tấn Xã, ông cũng đi quan sát đời sống kinh tế và
văn hóa Nhật Bản theo lời mời của bộ Ngoại giao Nhật Bản.
Từ năm 1968 là giáo sư Nguyễn Viết Khánh dậy môn báo chí tại các trường Đại học Vạn Hạnh và Chính trị Kinh doanh Đà Lạt, nhà báo Nguyễn Viết Khánh chú trọng đem những tiêu chuẩn quốc tế huấn luyện cho giới trẻ Việt Nam. Nhiều nhà báo danh tiếng hiện đang hành nghề báo chí trong nội địa Việt Nam, cũng như tại các đài phát thanh, hãng tin quốc tế uy tín từ London, Paris, Washington DC tới California, đều từng xuất thân từ Việt Tấn Xã hoặc từ phân khoa báo chí các đại học kể trên.
Năm 1971, với tư cách Phụ tá Tổng Giám Đốc VTX, nhà báo Nguyễn Viết
Khánh tham dự lễ khai mạc triển lãm quốc tế Osaka, Nhật.
Sau tháng Tư 1975, cùng hàng trăm đồng nghiệp nhà báo nhà văn tại Miền
Nam, Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh bị Cộng sản bắt đi tù đầy suốt 12 năm.
Trong thời gian lao động khổ sai bị biệt giam tại trại tù cải tạo Gia Trung ở Pleiku,

Ông đã sống như một ngôi sao sáng với cả cuộc sống của mình và sau đó biến mất tại ngày 12 tháng 8 năm 2012 tại San Jose, California.

Biography Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh 
Commentator Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh Fill in Bac Giang city Sinh 1921 - North Vietnam.
In 1948, he wrote a short story for the weekly newspaper of the Youth in Hanoi with Tung Khanh pseudonym.
1949, Nguyen Viet Khanh, was a leader of the Life Decision Daily News (Quyết Sống), published in Hanoi. At this time,  the French Vietnam war began to spread.
1951, Nguyen Viet Khanh and Dong Ho journalists held subsidiary Vietnam News Agency, Vietnam News Agency (VNA), based in Hanoi, Saigon.
After the book in 1952 in Hanoi, the first collection of short stories with pseudonyms Tung Khanh, Nguyen Viet Khanh as distinct agent for VNA as a war correspondent in Hue.
Nguyen Viet Khanh's 1954 nationwide VNA mediator in Saigon.
1955, Nguyen Viet Khanh, becomes the first reporter for Vietnam to report on the scene world summit in Bandung Asia-Africa (Indonesia). During this trip,  he met Marshal Chiang Kai-shek, President Mini Taiwanese and directed interviewed General Tran Thanh, Deputy President.
1956, Nguyen Viet Khanh VNA agent special in charge of presidential agency news.
1958, Khanh Viet Nguyen, cooperate with the Than Chung News of journalists Nam Dinh in the special report.
Since 1959, Nguyen Viet Khanh like Japan to learn on the international journalistic standards:
1961, Nguyen Viet Khanh' is French translated Chairman of Vietnam News Agency.
This is the first time the comment section titled "The First Time of the current situation = Trước Thời Cuộc" that he was responsible for pen name "Viet Lang Quan" appeared in the newspaper Vietnam village.
1964, Nguyen Viet Khanh in charge of the international and state newsletters of VNA. At the same time, he is outstanding in writing about issues of Space Science Space for Dan Chu Moi newspaper, and transfer innovative swordplay of Kim Dung, Ni Kuang, Qing Yun Zhuge from the original Chinese characters for some newspaper Saigon.
1965, Nguyen Viet Khanh official General Secretary Vietnamese News Agency   for editor affairs.
Also from 1965, the Vietnam News Agency General Director, Nguyen Ngoc Linh written: Nguyen Viết Khanh open training professional journalists in Vietnam News Agency. This was the class up the first formal journalism in Vietnam before the media department formed at the university.
1966, the White House and the Pentagon invited Nguyen Viet Khanh, and journalist union Asian countries and Europe to observe the structure of Defence and U.S. Space.
As Secretary General of Vietnam News Agency, he also went to observe and economic life Japanese culture at the invitation of the Japanese Foreign Ministry.
Since 1968, Professor Nguyen Viet Khanh teaches journalism at the Van Hanh University and Da Lat Politics Business. Journalist Nguyen Viet Khanh focuses bring international standard practice for Vietnam's energy. Many journalist renowned currently practicing in the local newspaper Vietnam, as well as in radio, reputable international news from London, Paris, Washington DC to California, have been training from Vietnam News Agency, or Faculty from the university press earlier.
1971, as Assistant Superintendent of Vietnam News Agency, journalist Nguyen Viet Khanh attend the opening ceremony of the international exhibition Osaka, Japan.
After April 1975, with hundreds of fellow writers in the South Vietnam, Son Dien Khanh Nguyen imprison by Vietnam Communists for 12 full years for killing labor in solitary confinement in camps at Pleiku, Gia Trung.
He has lived as a bright star all of his life and then goes away at August 12, 2012 at San Jose, California. 

Nhà Thơ Hà Ly Mạc
Nhà thơ Hà Ly Mạc tên thật là Võ Đăng Diệu, sinh năm 1940 tại Mỹ Lộc, Lệ Thủy, Quảng Bình.
Năm 1954 theo gia đình di cư vào Nam.
Tốt nghiệp Thiếu Úy khóa 16 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam Đà Lạt.
Năm 1975 Thiếu Tá tù cải tạo 7 năm. Ra tù về sống tại thành phố Đà Lạt.
Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1 năm 1990 cùng gia đình cư ngụ tại miền Bắc California.
Tạ thế ngày 17 tháng 6 năm 2012 Nhằm ngày 29 tháng Tư nhuận năm Nhâm Thìn tại San Jose, California.
Năm 2002 Hà Ly Mạc đã xuất bản tập thơ Quê Hương Ni Nhớ.
Nhà thơ khi còn sinh tiền đã hoạt động rất thân thiết với cơ sở Cội Nguồn và cơ sở Văn Thơ Lạc Việt và được lòng thương mến của văn thi hữu khắp nơi. Cụ Võ Toàn, người sáng lập Hội Thân Hữu Diên Hồng, trong cuộc họp của Văn Thơ Lạc Việt sau khi nghe ngâm bài Nỗi Lòng Chúng Ta vi tiếng ngâm sang sảng, đã đặt tên cho nhà thơ Hà Ly Mạc là Nguyễn Hữu Loan của Miền Nam Việt Nam. 
Biography poet Ha Ly Mac 
Poet Ha Ly Mac's real name is Vo Dang Dieu, born 1940 in My Loc, Le Thuy and Quang Binh city. 
1954 the family moved to South Vietnam. 
Ha Ly Mac graduated with the key names as 16th National Military Academy of Dalat Vietnam, rank of lieutenant.
1975, he was Major, and it is the cause for 7 years in Communist prison after Saigon failed. Then out of prison life in the city of Da Lat. 
Settled in the United States in 1990 of HO1 program, his family reside in Northern California.
Died June 17, 2012 To April 29 leap year of the Dragon in San Jose, California.
2002, Ha Ly Mac has published poetry "Homeland Nostalgia = Nỗi Nhớ Quê Hương". 
The poet operated extremely close to the "Coi Nguon" and "Van Tho Lac Viet" and has a lot of fans for his poetry.
During a meeting of authors Van Tho Lac Viẹt member,  Ha Ly Mac soaked his poem  "Our Hearts = Nỗi lòng Chung Ta", and after auditory had listening his voices dipping rousing, powerful in deep of his heart.
A remarkable fan of poet Ha Ly Mac is Mr. Vo Toan, founder of Friends of Dien Hong has said :
Poet Ha Ly Mac look like a flower in full bloom as must as a poet Huu Loan, a famous poet of South Vietnam in 20th century.
NỖI ÐAU 
        Sáng nay tôi gọi tên tôi
Mà nghe sao lạ như người không quen
        Thì ra mình đã quên mình!
Hỏi ai còn nhớ chuyện nghìn năm xưa!

        Ngày hôm qua khác bây giờ
Cô dâu chung thủy hẹn chờ kiếp sau
        Nghe chuông điện thoại mà đau
Bài thơ em đọc nát nhàu hồn tôi

        Từ nay đã mất em rồi
Tôi làm cánh hạc giữa trời gọi sương
       Bay về với đỈnh cô đơn
Trả em lại vũng hoa vàng, Thu ơi!

                        HÀ LY MẠC
                (trong “Quê Hương Nỗi Nhớ”)


                  GRIEF

This morning I called my name on my own
But it sounded strange like that of an unknown.
It turned out that I had forgotten my self of gold,
How thus to ask if one still remembers things of old!

Yesterday was different from today’s situation,
So a faithful bride is a promise for next incarnation.
The telephone ringing caused me distress,
The poem you read badly ruffled my soul to depress.

From now on, I have lost you – oh, my!
I’ve become a crane to call its flock in the foggy sky,
Flying towards the pinnacle of loneliness sphere
Giving back to you the yellow valley, my dear! 
                     Translation by THANH-THANH


 
Chinh Nguyên
Theo: Văn Thơ Lạc Việt
http://www.vantholacviet.org

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét